Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Truyền cấy nghề - điểm sáng của khuyến công Hà Nội

Kinhtedothi - Công tác đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn không chỉ giúp người lao động có việc làm, tăng thu nhập mà còn góp phần xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao cho các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn TP.
Sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở làng nghề Phú Túc, Phú Xuyên.
Người lao động có việc làm, doanh nghiệp có lao động tốt
Chúng tôi có mặt tại HTX Sản xuất nguyên liệu khảm và dịch vụ thương mại Chuôn Thượng (thôn Thượng, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đúng vào ngày khai giảng lớp truyền nghề khảm trai do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội (Sở Công Thương Hà Nội) phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên tổ chức. 35 học viên dù có người đã biết nghề nhưng vẫn rất hào hứng với lớp học, vì đây là cơ hội để họ được đào tạo một cách bài bản, nâng cao tay nghề bởi những nghệ nhân có trình độ tay nghề cao.

Ông Vũ Văn Ca - Chủ tịch HĐQT HTX khảm trai Chuôn Thượng cho hay, hiện lực lượng nghệ nhân trong làng nghề rất sẵn, tay nghề cũng ổn định nhưng đa phần đã lớn tuổi. Trong khi đó, nhiều người trẻ đã chuyển sang nghề khác, không theo nghề cha ông để lại do làng nghề đã từng trải qua giai đoạn khó khăn, thị trường tiêu thụ bị suy giảm. “Việc người trẻ không theo nghề khiến tương lai nhân lực của chúng tôi sẽ rất thiếu. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được hỗ trợ đào tạo nghề, không chỉ cho học viên trong HTX mà cả bà con nông nhàn tại địa phương. Qua đó giúp bà con có thêm thu nhập, đồng thời bảo tồn, lưu truyền nghề truyền thống cha ông để lại đến thế hệ mai sau” – ông Ca chia sẻ.

Theo đại diện HTX khảm trai Chuôn Thượng, hiện thu nhập bình quân của người làm khảm trai mới vào nghề khoảng 7 triệu đồng/tháng, nếu tay nghề cao, lâu năm thu nhập có thể lên đến 10 – 15 triệu đồng/tháng. Vì vậy, nếu được đào tạo nghề, lao động trên địa bàn sẽ có thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống. “Chúng tôi sẽ có trách nhiệm giúp đỡ tất cả những học viên đã qua lớp đào tạo của trung tâm đầy đủ công ăn việc làm, có thu nhập để trang trải cuộc sống” – ông Vũ Văn Ca khẳng định.

Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội, để đạt mục tiêu trên, từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8/2019, Trung tâm đã phối hợp với Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, các hội, hiệp hội nghề và các HTX, DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn khai giảng 35 lớp truyền nghề, cấy nghề. Thời gian truyền nghề, cấy nghề là 3 tháng, gắn lý thuyết với thực hành; áp dụng quy mô lớn trong đó có áp dụng khoa học kỹ thuật, sự sáng tạo, đổi mới trong việc đào tạo. Thông qua các lớp truyền, cấy nghề này, sẽ có khoảng 1.300 lao động thủ công mỹ nghệ nông thôn được đào tạo. Đồng thời tối thiểu 80% số học viên sẽ được các cơ sở công nghiệp nông thôn bố trí việc làm với thu nhập ít nhất 3,5 triệu đồng/người.

Giúp làng nghề phát triển bền vững

Có thể thấy, hiện nay trình độ lao động tại các làng nghề chưa cao, chủ yếu là lao động thời vụ. Do không được đào tạo cơ bản nên ý thức lao động, kỷ luật, năng suất lao động thấp; chưa có tư duy sáng tạo trong sản xuất, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của DN. Vì vậy, hoạt động truyền nghề những năm gần đây luôn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác khuyến công trên địa bàn Hà Nội.

Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội Đào Hồng Thái cho biết, để tăng hiệu quả công tác đào tạo nghề, Trung tâm đã phối hợp với phòng kinh tế các huyện, thị xã, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, hiệp hội khảo sát để lựa chọn các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn có khả năng tiếp nhận lao động và bao tiêu sản phẩm cho các học viên để tổ chức các lớp truyền nghề. Nhờ vậy, sau khi hoàn thành các lớp truyền nghề, đa phần các học viên đều có việc làm và thu nhập ổn định hơn.

Cũng theo ông Đào Hồng Thái, công tác đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn là một trong những điểm sáng trong hoạt động khuyến công của Hà Nội. Những năm qua, hoạt động truyền nghề đã không chỉ giúp người lao động có việc làm, tăng thu nhập, mà còn góp phần xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao cho các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn TP. Thông qua đó, giúp các làng nghề giữ được nghề và phát triển bền vững hơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ