Truyện Kiều – Nguyễn Du trong đời sống của người Nam Bộ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hôm nay 8/11, tại TP Hồ Chí Minh, CLB người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du.

Buổi tọa đàm lần này là nơi để các học giả và những người yêu thơ đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du chia sẻ học thuật giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của Truyện Kiều.
buổi tọa đàm kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du.
Buổi tọa đàm kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du.
PGS.TS Đào Trọng Huy cho rằng: Thi hào Nguyễn Du và kiệt tácTruyện Kiều được đánh giá từ hơn hai trăm nay nay. Tác phẩm có lịch sử tiếp nhận phong phú nhất, cũng như phức tạp nhất do những quan điểm tư tưởng, chính trị, đạo đức, tôn giáo và học thuật khác nhau trong nhiều tình hình thời thế đã đổi khác. Từ năm 1945 đến nay, Nguyễn Du và Truyện Kiều đón nhận sự tôn vinh gần như tuyệt đối của dư luận xã hội, cũng như giới văn hóa nghệ thuật.

Cũng trong buổi tọa đàm này, TS Phan Mạnh Hùng đã cho bi
ết, đối với người Nam Bộ, Truyện Kiều không được nhiều người thuộc như Lục Vân Tiên, và người miền Nam cũng không có những cuộc lẩy Kiều, vịnh Kiều và bói Kiều như người miền Bắc. Tuy nhiên, Truyện Kiều được truyền bá ở Nam Bộ có cách riêng bằng  cách hiểu tóm tắt nội dung tác phẩm và tính luân lý trong đó. Nhu cầu đọc Truyện Kiều của người Nam Bộ không phải từ nguyên tác mà đọc bản tóm tắt.

Hàng tháng, tại Thư viện tư nhân của ông Phạm Thế Cương (352 ĐS 8, P.11, Q. Gò Vấp), CLB người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đều đặn tổ chức các buổi tọa đàm về các tác giả văn học nổi tiếng có những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam như nhà qua các thời kỳ lịch sử. Và đây cũng là cơ hội chia sẻ để bạn đọc hiểu sâu hơn về những nhà văn, nhà thơ lớn.