Từ "hiệu thuốc thế giới", Ấn Độ trở thành tâm điểm Covid-19 toàn cầu

Hoài Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Làn sóng Covid-19 mới khiến chiến dịch ngoại giao vaccine của quốc gia này buộc phải dừng lại.

 Lễ hỏa táng hàng loạt các nạn nhân đã chết vì Covid-19, tại một khu hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: CNN
Ấn Độ hiện là tâm chấn của đại dịch Covid-19 trên thế giới, với số lượng ca nhiễm mới đạt mức kỷ lục mỗi ngày. Hình ảnh các bệnh viện tràn ngập người bệnh và bệnh nhân hấp hối.
Các nhân viên y tế cũng như người dân tại đây đang kêu gọi nguồn cung cấp oxy để có thể cứu người. Hơn 200.000 trường hợp tử vong vì dịch bệnh, trong khi con số thực sự có thể cao hơn nhiều.
Theo thống kê, đã có 208.330 người chết vì Covid-19 ghi nhận cho đến ngày 30/4, trong khi mới có 152 triệu liều vaccine được tiêm cho người dân, chỉ chiếm 5,6% dân số nước này.
Sau khi Thủ tướng Narendra Modi tự xưng Ấn Độ là “hiệu thuốc của thế giới” và hứa hẹn về việc xuất khẩu hàng triệu liều vaccine ra nước ngoài, làn sóng Covid-19 mới đang tăng khiến chiến dịch ngoại giao vaccine của quốc gia này buộc phải dừng lại.
Xuất khẩu và quyên góp của Ấn Độ là một phần quan trọng của Covax - chương trình toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho các nước có thu nhập thấp. Khi cơ sở vật chất cạn kiệt, nhiều quốc gia phải tranh giành để tìm các giải pháp thay thế.
Cuộc khủng hoảng Covid tại Ấn Độ không chỉ đe dọa sự phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này, mà còn gây trở ngại đến sự cố gắng hạ gục Covid-19 và phục hồi trên toàn cầu. Một số nhà khoa học đã liên kết làn sóng mới của Ấn Độ với một chủng độc hại hơn, có sự bùng phát ngoài tầm kiểm soát và tạo điều kiện cho các chủng virus đột biến tiếp tục phát triển, thách thức các loại vaccine hiện đang được phân phối từ châu Âu đến Mỹ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần