Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ vụ hung thủ có tiền sử bệnh tâm thần giết người: Để vơi bớt những chuyện đau lòng

Kinhtedothi - Những ngày qua, dư luận bàng hoàng về vụ án xảy ra tại quận Cầu Giấy – là cái chết của nhân viên môi trường đô thị khi bị một thanh niên dùng gạch đập nhiều lần vào đầu khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Qua điều tra ban đầu, công an xác định hung thủ có tiền sử bệnh tâm thần.
 Hung thủ sát hại nữ lao công khi đang làm việc tại quận Cầu Giấy
Tại An Giang mới đây cũng xảy ra vụ án mạng đau lòng, một thanh niên đang chạy xe máy trên đường, thấy xe khách đi qua, vô cớ cầm gạch ném vào cửa xe rồi chạy vào nhà người dân gần đó chém chết người. Theo công an tỉnh An Giang, đối tượng có biểu hiện của người bị tâm thần.
Không chỉ 2 vụ việc trên, thời gian qua, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ án đau lòng do người tâm thần gây ra như người dân vô cớ đốt nhà, người mẹ trẻ siết cổ con đến chết, cháu cầm gậy đánh vào gáy ông khiến nạn nhân tử vong, con giết bố, giết hàng xóm… Những đối tượng trên đa phần không phải chịu trách nhiệm hình sự vì bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Điều này đã dấy lên tâm lý hoang mang, lo lắng, bức xúc trong dư luận. Đây cũng là hậu quả đau xót khi người tâm thần sống trong cộng đồng không được quản lý và điều trị đúng cách.

Pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu quy định về việc yêu cầu chữa bệnh bắt buộc đối với người bị bệnh tâm thần trong trường hợp họ còn chưa có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hiện nay, phần lớn người bệnh tâm thần được điều trị tại cộng đồng nhưng không phải người bệnh nào cũng được gia đình quan tâm, chăm sóc. Nhiều người bệnh không được khám và chữa trị dứt điểm nên bệnh nặng, không kiểm soát được hành vi, dẫn đến những hệ lụy đau lòng.

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 13,5 triệu người đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến và khoảng 3 triệu người mắc các rối loạn tâm thần nặng. Để ngăn ngừa nguy cơ người tâm thần gây án, quan trọng nhất phải phát hiện sớm. Vì vậy, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và đưa người bệnh đến chuyên gia tâm lý tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có các quy định về việc quản lý và bắt buộc chữa bệnh đối với những trường hợp tâm thần. Đặc biệt, đối với người bị tâm thần đã có hành vi vi phạm pháp luật phải quản lý chặt chẽ, tránh để xảy ra các vụ việc liên quan an ninh trật tự, án mạng đau lòng. Đối với những trường hợp điều trị ngoại trú, gia đình phải hết sức sát sao, có sự giám sát chặt của chính quyền địa phương.

Để góp phần ngăn chặn thảm án do người tâm thần gây ra, trách nhiệm đến từ nhiều phía, gia đình, lực lượng y tế cơ sở và chính quyền địa phương. Chỉ khi người tâm thần được quản lý chặt chẽ, xã hội mới vơi bớt những câu chuyện đau lòng kể trên.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

12 Jul, 04:45 PM

Kinhtedothi - Ông Nguyễn Văn Luân - nguyên Thành ủy viên, nguyên Trưởng Ban Tài chính - Quản trị (nay là Văn phòng Thành ủy Hà Nội) đã từ trần vào hồi 20 giờ 15 phút ngày 9/7/2025.

Phường Đông Hòa từng bước hoàn thiện mọi mặt để vận hành bộ máy hiệu quả

Phường Đông Hòa từng bước hoàn thiện mọi mặt để vận hành bộ máy hiệu quả

12 Jul, 01:26 PM

Kinhtedothi - Trên tinh thần “chính quyền phục vụ” xem người dân là “khách hàng”, mỗi ngày UBND phường Đông Hòa tiếp nhận giải quyết hơn 200 bộ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) các loại. UBND phường Đông Hòa nêu cao quyết tâm giải quyết dứt điểm hồ sơ, hoàn trả cho dân đúng hạn, trước hạn.

28 bức ảnh xuất sắc về hình tượng người chiến sĩ Công an Thủ đô

28 bức ảnh xuất sắc về hình tượng người chiến sĩ Công an Thủ đô

12 Jul, 12:27 PM

Kinhtedothi - Cuộc thi ảnh “Hình tượng người chiến sĩ Công an Thủ đô bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ” là dịp ý nghĩa để tôn vinh và lan tỏa những hình ảnh chân thực, sinh động về công tác bảo vệ an ninh trật tự, những đóng góp thầm lặng nhưng quả cảm của lực lượng Công an Thủ đô.

Hành trình đi tìm tên cho liệt sĩ: một giọt máu, vạn niềm tin

Hành trình đi tìm tên cho liệt sĩ: một giọt máu, vạn niềm tin

12 Jul, 10:46 AM

Kinhtedothi - Giữa tiết trời tháng 7 nắng gắt như đổ lửa, từng cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn lặng lẽ rong ruổi khắp làng quê, thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ với mong muốn góp phần xác định danh tính, trả lại tên cho những người đã hy sinh vì Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ