Tuần tra bảo vệ biên giới Tổ quốc

Lại Tấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Biên giới quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, các lực lượng vũ trang các cấp, các ngành mà trực tiếp là cấp ủy, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới.

 Những năm qua, trong quá trình quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia đã xuất hiện nhiều mô hình quần chúng tự quản đường biên, mốc quốc giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới với nhiều hình thức phong phú.
 Để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Tại tỉnh Hà Giang, Đồn Biên phòng Xín Mần quản lý và bảo vệ đoạn biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc dài hơn 30 km, với 50 cột mốc và 1 Cửa khẩu Quốc gia.
 Chiều 28/1, trong cái nắng chói chang, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Mần lên đường tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên phạm vi toàn quốc.
 Phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách của Bộ đội Biên phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới, duy trì tuần tra, kiểm soát biên giới, cán bộ chiến sĩ (CBCC) Đồn Biên phòng Xín Mần nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung thường xuyên phối hợp với nhân dân tuần tra, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
 Quá trình tuần tra, Bộ đội Biên phòng có sự hỗ trợ đắc lực của người dân địa phương, đặc biệt là lực lượng Dân quân tự vệ. Là người dân địa phương, lực lượng dân quân tự vệ là cột mốc sống, hiểu rõ đường đi nước bước nơi biên giới, cập nhật thường xuyên thông tin.
 Ngoài ra, CBCC Bộ đội Biên phòng có sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, sẵn sàn phát hiện kịp thời những hành vi vượt biên trái phép.
 CBCC Bộ đội Biên phòng cùng người dân vượt qua những quãng đường khó khăn. 
 Theo Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; hiện cả nước có 3.519 tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới, 1.925 tổ tàu thuyền an toàn, 382 bến bãi an toàn, người dân ký kết nhận tự quản 3.262 km đường biên giới, 2.345 mốc quốc giới đã mang lại hiệu quả thiết thực.
 Việc tổ chức cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra trên biên giới là sự đúng đắn, thể hiện tính sáng tạo, hiệu quả, ý nghĩa nhiều mặt của đất nước.