Tục lệ tắm lá mùi chiều 30 Tết Nguyên đán có ý nghĩa gì?

Thảo Trần
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hàng năm, vào chiều 30 Tết, người Việt Nam thường có quan niệm tắm lá mùi sẽ giúp gột rửa đi những bụi trần của năm cũ, giúp sảng khoái để đón chào năm mới - điều này đã trở thành truyền thống từ xưa và được lưu giữ đến tận ngày nay.

Tết đến, người người nhà nhà thường mua lá mùi già về nhà tắm rửa, xông người, xông nhà cửa cho thơm tho, hút bớt nồm ẩm trong phòng.
Theo quan niệm của người xưa, việc tắm lá mùi già vào ngày cuối năm là để xua tan những chuyện không vui, những bụi trần vướng bận trong suốt một năm qua. Được tắm gội bằng nồi nước lá mùi với hương thơm nồng nàn, ấm áp trong ngày cuối cùng của năm cũ là như thấy những điều chưa toại nguyện, chưa vẹn tròn hay những nỗi buồn phiền còn vương vấn trong tâm tư được trút bỏ, để từ đó sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới.
Tắm lá mùi già tất niên là một trong những nét văn hóa tinh thần của người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Lá mùi già thường xuất hiện từ cuối tháng 12 Dương lịch. Từ đó cho đến Tết Nguyên đán, người người nhà nhà thường mua lá mùi già về nhà tắm rửa, xông người, xông nhà cửa cho thơm tho, hút bớt nồm ẩm trong phòng.
 Lá mùi già đem về rửa sạch, lấy ra một nắm rồi đun sôi trên bếp lửa.
Tắm lá mùi già vào ngày cuối cùng của năm là một trong những nét văn hóa tinh thần của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Lá mùi già đem về rửa sạch, lấy ra một nắm rồi đun sôi trên bếp lửa. Nồi nước lá mùi lúc đang sôi thơm ngát cả khoảng sân rồi lan tỏa đến hàng xóm láng giềng ở xung quanh, ai cũng được thơm lây, được hít hà thứ mùi hương “đích thực là Tết” ấy.
Ấy vậy mà mãi cho đến khi về quê chồng, tôi mới được trải nghiệm hương vị của lá mùi già - hương vị chiều cuối năm…
Dường như khi tắm xong bằng lá mùi, ai cũng sẽ cảm thấy những đen đủi, nỗi buồn năm cũ được trôi sạch chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để đón năm mới nhiều niềm vui và may mắn hơn.
Cầm nắm lá mùi già trên tay, mùi thơm dịu nhẹ rất “cỏ cây” của nó khiến tôi bất giác nhớ tới Tết đầu tiên về làm dâu nhà mẹ được mẹ chuẩn bị cho chậu nước mùi vàng quánh, nồng nàn mùi thơm cỏ cây vào sáng mồng Một Tết.
Để rồi giờ đây, mỗi năm đến Tết, trước khi về quê, tôi lại nhắc: “Mẹ mua lá mùi chưa?”… vì trong tôi vẫn vẹn nguyên hương vị “mùi già”…