Tương lai bấp bênh của hàng không giá rẻ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Vụ tai nạn máy bay A320 của Công ty Germanwings tại Đức một lần nữa nhắc nhớ nỗi đau của gia đình các nạn nhân từng có mặt trên chuyến bay định mệnh MH370, MH17 của Malaysia Airlines, QZ 8501 của AirAsia và đánh dấu giai đoạn khủng hoảng của hàng không dân dụng thế giới.

Bầu không khí tang thương đã bao trùm nước Đức – quốc gia có 67 công dân, Tây Ban Nha có 45 công dân, Anh, Australia, Đan Mạch, Nhật Bản, Colombia, Mexico… - những nước đã xác nhận công dân trong danh sách người thiệt mạng trên dãy Alps.

Chạy đua với thời gian

Trong nỗ lực chạy đua với thời gian để tìm kiếm thi thể nạn nhân và điều tra về vụ tai nạn, lực lượng hiến binh Pháp, cảnh sát Tây Ban Nha và Đức đã làm việc suốt ngày đêm. Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã có mặt tại Seyne để trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ và động viên gia đình thân nhân. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có mưa, tuyết và sương mù dày đặc và địa hình hiểm trở của dãy Alps, giới chức Pháp cho rằng, sẽ phải mất nhiều ngày để tìm kiếm thi thể các nạn nhân trong đống đổ nát, nhận dạng và đưa thi hài nạn nhân về nước.
Hiến binh và các đội cứu hộ núi Pháp đến gần địa điểm của vụ tai nạn máy bay Germanwings gần dãy núi Alps của Pháp.
Hiến binh và các đội cứu hộ núi Pháp đến gần địa điểm của vụ tai nạn máy bay Germanwings gần dãy núi Alps của Pháp.
Sụp đổ tham vọng
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn
Ngày 25/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn tới Tổng thống Đức Joachim Gauck, Nhà Vua Tây Ban Nha Felipe VI. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy.
Lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế cũng gửi lời chia buồn đến các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan... cùng gia đình các nạn nhân và cam kết sẵn sàng hỗ trợ trong hoạt động cứu hộ, cứu nạn và điều tra vụ việc.

Không chỉ gây thiệt hại về người, làm tăng gánh nặng tài chính với các chiến dịch tìm kiếm tốn kém, vụ tai nạn máy bay đầu tiên của công ty hàng không giá rẻ tại châu Âu đã gây ra không ít lo ngại về tương lai của hãng Lufthans và ngành kinh doanh dịch vụ hàng không giá rẻ, vốn đã vấp phải nhiều nghi ngại sau các vụ tai nạn của AirAsia. Ngay sau vụ tai nạn, hàng chục chuyến bay của Germanwings đã bị hủy bỏ do phi công cảm thấy tâm lý không đảm bảo được an toàn nếu tiếp tục bay. Vụ việc khiến hành khách bức xúc và đòi trả lại vé đã giáng một đòn mạnh vào công ty hàng không này. Tương lai của Germanwings cũng trở nên bấp bênh hơn khi cổ phiếu của Lufthansa, công ty mẹ của Germanwings đã mất tới 6% giá trị.

Là một chi nhánh của Lufthansa - hãng hàng không lớn nhất của Đức, Germanwings đang phát triển rất mạnh trong bối cảnh kinh tế châu Âu gặp nhiều khó khăn khiến nhu cầu mua vé máy bay giá rẻ tăng vọt. Vì thế, không ngạc nhiên khi từ năm 2013 đến nay, Lufhansa đã chuyển 115 đường bay của hãng cho Germanwings. Công việc kinh doanh thuận lợi suốt quá trình chuyển đổi này đã trở thành động lực để ban lãnh đạo Lufhansa quyết định, tất cả các chuyến bay của hãng trong địa phận châu Âu, trừ các chuyến bay xuất phát từ Frankfurt và Munich sẽ do Germanwings thực hiện từ năm 2016. Tuy nhiên, với những gì đã xảy ra, tham vọng thống trị các chặng bay ngắn tại châu Âu mà Lufhansa gửi gắm vào Germanwings có nguy cơ bị sụp đổ và tương lai của ngành hàng không giá rẻ của Lục địa già nói riêng và thế giới nói chung sẽ phải đối mặt với giai đoạn tái cơ cấu nhằm lấy lại niềm tin của khách hàng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần