Tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam xuống còn 9,8%

Nguyên Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 5/4, Báo cáo của WB có tên “Bước Tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam”, đã khẳng định, tỉ lệ nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm ấn tượng. Báo cáo chỉ ra nhiều điểm sáng và gợi mở những khuyến nghị cho công tác giảm nghèo tại Việt Nam.

 Toàn cảnh hội thảo
Việt Nam đã đạt kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Mức giảm nghèo ở Việt Nam cao hơn mức giảm mục tiêu trong các chương trình mục tiêu quốc gia (NTP), tỷ lệ nghèo dân tộc thiểu số giảm 13% giai đoạn 2014-2016, mức giảm cao nhất trong các năm gần đây, với tỷ lệ nghèo nói chung giảm xuống dưới 10% vào năm 2016. Giảm nghèo bền vững hơn 98% giảm nghèo khẳng định không tái nghèo.
Báo cáo ghi nhận hiện nay 70% người dân Việt Nam được xếp vào nhóm tiêu dùng mới nổi (tiêu dùng đầu người trên 5,5 USD/ngày), trong đó có 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Các tầng lớp thu nhập này đang phát triển nhanh chóng, tăng hơn 20% giai đoạn 2010 – 2017. Sự gia tăng của lớp người tiêu dùng làm thay đổi nguyện vọng của xã hội, cải thiện mạnh mẽ chất lượng cuộc sống và hỗ trợ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Tuy nhiên báo cáo nhấn mạnh, tăng trưởng gần đây có lợi cho hơn giàu hơn, bất bình đẳng trong năm 2016 đã cao hơn so với 2014. “Nếu không có sự bất bình đẳng tăng, tỷ lệ giảm nghèo sẽ giảm đi thêm 1,1% điểm phần trăm nữa trong giai đoạn 2014-2016”.

“Việt Nam cần phải tiến lên trong một số lĩnh vực quan trọng,” ông Osma Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chia sẻ. “Việt Nam cần tiến hành những biện pháp để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát, và đảm bảo tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Theo ông Ousmane, việc làm là nền tảng cho phát triển. Cần tăng năng suất lao động và đầu tư vào hạ tầng để duy trì việc làm và tăng lương mà không giảm khả năng cạnh tranh; Thực hiện cải cách giáo dục nhằm đảm bảo sự công bằng trong các cơ hội và phát triển kĩ năng của lực lượng lao động; Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thông qua thay đổi mô hình sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao kỹ năng cho nông dân nghèo.