Theo ông, hiện lĩnh vực vận tải hành khách của Hà Nội đang tồn tại những bất cập gì?
- Hà Nội là một đô thị lớn, nhu cầu đi lại của người dân rất cao. Thực tế là mạng lưới vận tải khách bằng ô tô có vai trò rất quan trọng vời đời sống dân sinh. Những năm qua Hà Nội đã tổ chức được mạng lưới vận tải khách khá bài bản, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, tồn tại cần khắc phục ngay. Chẳng hạn như tình trạng lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, núp bóng xe hợp đồng để vận chuyển hành khách như tuyến cố định. Hay xe hiện tượng xe “rùa bò”, đi sai luồng tuyến, xe “dù”, bến “cóc”… gây ra những hệ lụy không nhỏ về trật tự, ATGT và bức xúc trong dư luận Nhân dân.Xe khách “trá hình” và xe “dù” khác nhau thế nào, thưa ông?- Hiện không ít người vẫn nhầm lẫn và cho rằng cả các xe không được cấp phù hiệu hoạt động lẫn xe kinh doanh không đúng điều kiện đều là xe “dù”. Thực tế, xe “dù” là xe không có phù hiệu, không được cấp phép kinh doanh VTHK. Phần lớn xe “dù” hiện nay đều từ tỉnh ngoài kéo về Hà Nội hoạt động.Xe khách “trá hình” là xe được cấp phù hiệu xe hợp đồng nhưng lách luật, vận chuyển khách liên tỉnh theo tuyến cố định. Do quy định quản lý xe kinh doanh VTHK theo hợp đồng mới chỉ chặt chẽ đối với xe từ 10 chỗ trở lên, nhiều cá nhân, DN vận tải tranh thủ sử dụng xe dưới 10 chỗ để vận chuyển khách liên tỉnh như xe cố định.
Phải thừa nhận rằng, thời gian qua, lực lượng chức năng đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong xử lý xe khách “trá hình”. Nhìn thấy thực tế đó, hầu hết xe “dù” đã xin cấp phù hiệu hợp đồng ở các địa phương khác rồi đưa về Hà Nội, chuyển đổi sang hình thức xe khách “trá hình”.
Hiện, Bộ GTVT đang xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ - CP, trong đó quy định tất cả các xe hợp đồng phải gửi thông tin hợp đồng vận chuyển đến Sở GTVT. Theo ông, giải pháp đó có giải quyết được tình trạng xe khách “trá hình” không?
- Khoản 4, Điều 7 Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ - CP có quy định: “Đơn vị kinh doanh VTHK theo hợp đồng (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử) trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận tải theo quy định tại khoản 3 (trừ các điểm e, điểm g và điểm h) Điều 15 của Nghị định này đến Sở GTVT nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (email), hoặc qua phần mềm do Bộ trưởng Bộ GTVT quy định”.Theo tôi, quy định trên chỉ phù hợp với những địa phương có số lượng xe hợp đồng nhỏ, số chuyến đi ít. Đối với những địa phương như Hà Nội, hiện có khoảng hơn 40.000 ô tô được cấp phù hiệu xe hợp đồng thì có thể phát sinh nhiều khó khăn, phức tạp. Giả sử mỗi ngày DN, cá nhân gửi 4 vạn bản báo cáo, dù chỉ là qua email thôi thì cũng đã quá tải cả hộp thư chứ chưa nói đến công tác tiếp nhận, phân loại... Ý ông là giải pháp Bộ GTVT đưa ra chưa phù hợp?- Bộ GTVT đang rất tích cực vào cuộc cùng các địa phương, đặc biệt là Hà Nội, trong công tác quản lý vận tải. Nhưng có một số quy định cần phải cân nhắc để khi áp dụng vào thực tế có hiệu quả và không phát sinh thêm khó khăn.Tại Hội nghị giữa Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội diễn ra ngày 6/4 vừa qua, lãnh đạo hai bên đã thống nhất là cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động vận tải. Đây mới chính là một trong những giải pháp chiến lược và hiệu quả nhất đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải nói chung và VTHK bằng ô tô nói riêng.Ông có thể cho biết cụ thể hơn?- Hiện các quy định về hoạt động, kinh doanh vận tải đã được thống nhất trong cả nước, do đó cơ sở dữ liệu cũng cần được thống nhất trên toàn quốc. Đề xuất của chúng tôi là Bộ GTVT cần thống nhất quản lý thông tin của hợp đồng vận chuyển khách đối với xe hợp đồng, du lịch bằng một phần mềm riêng mà mọi cơ quan, lực lượng chức năng của Bộ và các địa phương đều truy cập, trích xuất được dữ liệu.
Các xe hợp đồng, bất kể ở địa phương nào, đều phải nhập thông tin, dữ liệu chuyến đi vào phần mềm này trước khi thực hiện hợp đồng. Lực lượng chức năng, khi tác nghiệp ngoài hiện trường, chỉ cần sử dụng thiết bị di động truy cập vào phần mềm, tìm kiếm bằng: biển số xe, tên đơn vị... sẽ thấy được thông tin đăng ký thực hiện hợp đồng của xe. Qua đó có thể đối chiếu với thực tế, phát hiện và tiến hành xử phạt vi phạm ngay, rất thuận tiện, hiệu quả.Đó là giải pháp trong tương lai, vậy trước mắt, Hà Nội sẽ làm gì thưa ông?- Với Hà Nội, tôi cho rằng cần thực hiện ngay một số biện pháp quyết liệt để chấn chỉnh hoạt động VTHK trong khi chờ đợi các quy định mới chặt chẽ hơn. Trước hết, Sở GTVT và các đơn vị, địa phương liên quan cần rà soát, kiểm tra các văn phòng, chi nhánh của DN vận tải, du lịch, yêu cầu thực hiện đúng quy định của pháp luật, không để hình thành, tồn tại các bến “cóc”, tụ điểm đón trả của xe khách “trá hình”. Trên một số trục đường chính như Vành đai 3, QL1, QL32, QL5… cần tăng cường hệ thống giám sát bằng camera, xử phạt nguội vi phạm. Dữ liệu hình ảnh trích xuất từ camera cũng cần phải được chia sẻ giữa CSGT và Thanh tra Sở GTVT để phối hợp xử lý cả phương tiện, người lái lẫn chủ xe, chủ DN vận tải. Bên cạnh đó, cần xem xét cắm biển cấm xe khách hoạt động trên các tuyến đường, ngõ nhỏ, quanh một số bến xe lớn, trong lòng các khu đô thị đông dân cư để đảm bảo trật tự, ATGT cũng như ngăn ngừa xe khách “trá hình”.Xin cảm ơn ông!