80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ứng dụng khoa học của ngành vận tải còn yếu

Kinhtedothi - Đây cũng là nhận định của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại buổi làm việc với Bộ GTVT ngày 26/2 về “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005 - 2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới”.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, việc ban hành các chính sách pháp luật để phát triển KHCN nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong ngành có tính chất quyết định đến trình độ phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn 2005 - 2015, công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm tăng năng suất lao động của ngành chưa thực sự mạnh mẽ, chưa đồng bộ. Việc đưa kết quả nghiên cứu KHCN vào thực tế còn gặp khó khăn. Do đó, các sản phẩm nghiên cứu về cầu đường rất khó được nhà thầu cho phép áp dụng thử trong quá trình sản xuất, xây dựng vì tính rủi ro cao.
Sản xuất ô tô tại Công ty Trường Hải. 	Ảnh: Trần Việt
Sản xuất ô tô tại Công ty Trường Hải. Ảnh: Trần Việt
Sau khi bày tỏ tình trạng cử tri băn khoăn về vấn đề nhập toa tàu cũ, nhập khẩu xe máy điện, xe đạp điện, Ủy viên thường trực Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh đặt vấn đề: “Chúng ta có sản xuất được không?” Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Cục đăng kiểm Việt Nam thừa nhận: Ví như xe khách bây giờ phần chính phải nhập khẩu. Chúng ta mới sản xuất được khung xe, nội thất. Một số sản phẩm nhập khẩu còn vì giá thành rẻ hơn sản xuất trong nước.

Trước các ý kiến của Đoàn giám sát về thực tế quản lý khi một số tư nhân và nhiều người dân làm ra các vật thể bay, tàu ngầm, ô tô tự chế. Đại diện Bộ GTVT cho biết, đây là quyền tự do sáng tạo của người dân. Tuy nhiên, nếu người dân mang các thiết bị tự chế tham gia giao thông thì phải tuân thủ theo các quy định về kiểm định chất lượng để bảo đảm an toàn giao thông.

Để nâng cao hơn nữa việc ứng dụng KHCN trong phát triển và vận hành GTVT, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Lê Bộ Lĩnh đề nghị Bộ GTVT cần làm rõ việc xây dựng cơ sở khoa học cho các quy hoạch giao thông gắn với quốc phòng, an ninh. Ứng dụng KHCN trong xây dựng hạ tầng. Sản xuất, nhập khẩu, quản lý các phương tiện giao thông, các phương tiện liên quan, đặc biệt là các phương tiện tự chế. Ứng dụng KHCN trong quản lý hoạt động vận tải, logistics, trong ngành giao thông...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ