Văn hóa soi đường quốc dân đi
Kinhtedothi - Trong những ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định và yêu cầu: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Đến nay, tinh thần này vẫn được phát huy, làm nền tảng cho sự phát triển và hội nhập của đất nước.
Tin liên quan
-
Bộ Văn hóa chỉ đạo tạm dừng tổ chức các lễ hội ở các địa phương có dịch bùng phát
- Đánh thức di sản văn hóa, làng nghề
- Khai mạc Ngày hội văn hoá “Hòa Bình – Miền sử thi”
- [Giữ gìn vẻ đẹp Tết cổ truyền] Bài cuối: Mong muốn bảo tồn và phát huy văn hóa Tết
Vai trò của lãnh tụ - nhà văn hóa
Trên thế giới, không nơi nào lại không coi trọng văn hóa và đội ngũ trí thức. Nhưng trong lịch sử, không phải lúc nào cũng được như vậy. Và đó là lúc cuộc sống ngưng trệ, xã hội rơi vào sự tăm tối, dã man. Nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời. Điều đó được Nguyễn Trãi khẳng định trong “Bình Ngô đại cáo” vào mùa Xuân năm 1428. Trên bia đá tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, soạn năm 1484, khắc lời TS Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Không phải dân tộc nào, thời kỳ nào cũng có ý thức coi trọng hiền tài như một nguyên khí, một yếu tố cốt lõi làm nên sức mạnh của dân tộc.Ngay khi chưa giành được chính quyền, Đảng ta đã chú trọng tới đội ngũ trí thức, dựa vào sức mạnh của văn hóa để làm cách mạng (thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc 1943) coi cách mạng chỉ thật sự thành công khi thực hiện thành công cả ba cuộc cách mạng: Chính trị, kinh tế và văn hóa. Khi lãnh tụ là một nhà văn hóa lớn, một anh hùng hào kiệt thì có thể đưa dân tộc vượt qua những thử thách, dù cam go nhất của lịch sử. Những năm 1945 - 1946, khi ta mới giành được chính quyền, phải đương đầu với thù trong giặc ngoài và họa xâm lăng mới của thực dân Pháp. Vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Làm sao để giữ vững chính quyền, để chiến thắng trước một kẻ thù giàu có về của cải, có quân đội thiện chiến, trang bị vũ khí tối tân?
Lúc này cần đến trước hết một tư tưởng, một sự soi đường của nhận thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiền tài, kết tinh của văn hiến Việt Nam, trở thành một ngọn đuốc, một thuyền trưởng vững vàng. Người thể hiện quyết tâm: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập của đất nước. Người tổ chức chặt chẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Để củng cố niềm tin, đối phó với giặc nước, Người viết: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc” (Lời kêu gọi đồng bào Nam bộ - Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG 2011, tập 4, tr.89).Ý chí của người dẫn đầu có khi trở thành ý chí, sức mạnh của cả một dân tộc. Hoàng, một trí thức cũ trong “Đôi mắt” của Nam Cao, nhận xét: “Ông Cụ (chỉ Bác Hồ) làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi nữa, ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường”. Chúng ta có thể liên tưởng đến quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hiện nay. Cái việc “không có vùng cấm” được nói từ nhiều chục năm trước, nhưng gần đây mới trở thành hiện thực và điều đó đã đem lại niềm tin cho Nhân dân, sự tươi sáng trở lại của cuộc đời. Quan điểm “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” được đề cập chính thức lần đầu tại Đại hội văn hóa toàn quốc vào ngày 24/11/1946. Tại hội nghị lịch sử này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài phát biểu dài 40 phút. Báo Cứu Quốc số 416 ra ngày 25/11/1946 tường thuật như sau: “Tới dự có Cụ Hồ, Chủ tịch Chính phủ, Cụ Chủ tịch Ủy ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn và mấy vị bộ trưởng. Các đại biểu, các nhà văn hóa toàn quốc có hơn 200 vị gồm cả Trung Nam Bắc. Hồ Chủ tịch đọc diễn văn khai mạc... Hồ Chủ tịch thiết tha mong muốn nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở... Người nói tiếp đến văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương mà chung đúc lại. Và Người, Hồ Chủ tịch, đưa ra một câu hỏi: Ta nên theo văn hóa nào? Theo ý Người thì Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ... Số phận dân ta là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” (Những chỗ in nghiêng là nhấn mạnh của chúng tôi). “Văn hóa soi đường” trong phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc là văn hóa tinh thần, là hệ thống các giá trị, các truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta đã kết tinh được; là những tư tưởng, đạo đức mới hướng tới mục đích “độc lập, tự cường và tự chủ” của đất nước, hạnh phúc của Nhân dân.Học tập, thực hiện tư tưởng “văn hóa soi đường”Văn hóa, tự nó không cần ai đề cao. Mà cái cần đề cao, cần thực hiện là phải có tinh thần văn hóa.Ai cũng hiểu, con người quyết định hết tất cả. Ai cũng hiểu, mọi lý luận chỉ là màu xám. Chắc chắn, không thể có CNXH nếu không có con người XHCN. Một người tốt không đủ, mà cả dân tộc phải tốt. Cho nên, trong phiên họp Chính phủ đầu tiên ngày 3/9/1945 đã nói ở trên, Bác Hồ nhấn mạnh: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần Nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”. Đây là “bốn đức” của của một người nói chung, đặc biệt của người cán bộ cách mạng nói riêng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở.Có người nói “cần, kiệm, liêm, chính” là của đạo Nho. Quả thật, tư tưởng ấy không mới. Tôi rất tâm đắc với một câu nói của nhà văn, nhà tư tưởng Pháp Romain Rolland: “Những tư tưởng nào đó với chúng ta có vẻ mới mẻ nhất thì thường lại cổ xưa nhất. Chỉ có điều là, từ lâu thế giới đã không được nhìn thấy”. Ta có thể suy ngược lại: Cái cổ xưa nhất mà đúng, thì nó vẫn là điều mới mẻ nhất.Tôi cũng tâm đắc với phát biểu của GS Trần Văn Giàu trên báo Văn nghệ số ra ngày 28/3/1992: “Để tu thân, để đề xướng đạo làm người, Nho giáo hệ thống hóa hơn tất cả các triết thuyết khác... Cả chủ nghĩa Mác-Lê, đặt vấn đề chính trị, kinh tế rất sắc sảo, nhưng đặt vấn đề xây dựng con người, đạo đức con người chưa đủ tầm. Chủ nghĩa Mác nói chính trị, quyền lợi, lập trường, đấu tranh. Cụ Hồ tiếp thu tất cả những cái đó, nhưng trong tất cả các lãnh tụ, Cụ chú trọng hơn hết vấn đề đạo đức”.Tôi hiểu mệnh đề “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” ở ba khía cạnh sau:Một là, “quốc dân” lúc ấy 95% mù chữ, lại sống lâu trong chế độ thực dân - phong kiến, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, thì hiển nhiên có nhiều “quốc dân tính” xấu, bất cập với thời đại mới. Làm gì cũng cần văn hóa. Làm cách mạng cần có văn hóa. Bởi vậy, từ mỗi người dân, đến Nhà nước phải chăm lo cho sự phát triển của văn hóa, giáo dục lý tưởng, phép tắc cho Nhân dân.Hai là, đối với người lãnh đạo, với cán bộ, đảng viên Cộng sản ở cương vị của một đảng cầm quyền, người dẫn dắt xã hội, cần luôn nhắc nhớ mình là công bộc của dân, phải tu dưỡng thường xuyên để trở thành người cán bộ “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Trước hết, anh phải là người lao động cần cù. Ăng-ghen từng nói: “Trên một ý nghĩa nào đó có thể nói rằng chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. Lao động đã tạo ra ngôn ngữ, tạo ra sự liên kết, biến vượn thành người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Nhân dân ta lên án kịch liệt những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng”. Bác Hồ cũng kịch liệt phê phán những kẻ làm cán bộ để mong thăng quan, phát tài. Người nói: “Làm cán bộ không phải là để thăng quan, phát tài. Chính phủ là đày tớ của Nhân dân. Cán bộ làm công tác gì cũng vì dân vì nước. Nếu làm tròn nhiệm vụ là vẻ vang, là anh hùng” (Nói chuyện với hội nghị tổng kết công tác nông lâm ngư nghiệp - 1956- HCM TT, NXB CTQG, 2011, T 10, tr 320). Chính vì tư tưởng “thăng quan, phát tài”, vì không có liêm chính, liêm sỉ nên sinh ra nạn tham nhũng, bè cánh, lợi ích nhóm, tha hóa nhân cách trong cán bộ đảng viên, kể cả những cán bộ lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng. Đó là sự giả danh cách mạng, sự phản bội lý tưởng, là hành vi cùng loại với bọn cướp bóc, thảo khấu.Vì vậy, người cán bộ cần có sự tu dưỡng thường xuyên (tu thân), phải học tập thường xuyên và quan trọng nhất là học làm người. Năm 1949, khi phát biểu khai giảng lớp học tại trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc, Bác nói: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự tổ chức, đoàn thể, phục vụ Tổ quốc, dân tộc và nhân loại". Bây giờ cán bộ ta hầu hết đều học ở Trường Đảng mang tên Bác, vậy mà cái sự học để làm người, học để phụng sự vẫn chưa thật sự thấm. Còn cái sự học chạy việc này bao nhiêu, việc kia bao nhiêu; làm cái này được bao nhiêu ở trường đời lại lanh lẹn, đầy quyết tâm như vận động viên ma-ra-tông vậy! Có nơi, có lúc công tác cán bộ tồi tệ đến mức người ta nói với nhau công khai: “Chú hầu hạ anh thì chú phải được gì? Được thăng tiến, được tiền tài. Anh ban ơn chú thì anh được gì? Được cung phụng, được tiền tài”. Có cán bộ chỉ mải mê một thứ: Quyền lực. Và cuối đời mới nhận ra: Tôi mải chạy theo quyền lực, chạy theo đam mê mà không dành đủ thời gian quý báu ấy để chăm sóc gia đình. Đã muộn. Và đã muộn khi lưới trời lồng lộng chụp xuống, cửa nhà tù mở ra thì muốn làm ma tự do còn khó, huống chi là mong muốn được làm người bình thường. Những câu chuyện đời, những sám hối có thật của những người từng có quyền lực nghiêng thiên hạ ấy, đáng là cảnh báo cho những ai đang “làm quan” mà trở nên u mê, thấy của tối mắt.Ba là, Bác đặt vai trò của văn hóa, của đội ngũ tri thức trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Đó là vai trò then chốt, tiên phong, là sứ mệnh soi đường. Là nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu.Đặt đúng vai trò của văn hóa, của đội ngũ trí thức là lực lượng then chốt của cách mạng với sứ mệnh “soi đường” cho quốc dân đi là bước phát triển, là đóng góp có tầm quan trọng đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác. Đó cũng là sự kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ của cha ông. Vua Lê Thánh Tông đã từng răn bảo Thái tử: "Dù là Thiên tử, con trời, đứng đầu trăm họ, có quyền uy tuyệt đối với thần dân, có quyền phong chức tước cho thần linh, các vị vua chúa các triều đại vẫn thấy rằng một mình không thể đảm đương được trọng trách, mà phải dựa vào dân, dựa vào nhân tài của đất nước”.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Giổ Tổ Hùng Vương năm 2021: Độc đáo với hoạt động đánh trống đồng và đâm đuống của đồng bào Mường
Kinhtedothi - Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021, tại Nhà Công Quán - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng diễn ra hoạt động...XEM THÊM -
Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương: Hà Nội vắng vẻ, người dân dùng phương tiện công cộng
Kinhtedothi - Vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, xe buýt 2 tầng, xe điện phục vụ người dân Thủ đô hoạt động hết công...XEM THÊM -
[Ảnh] Người dân chen chúc lên dâng hương tại đền Hùng
Kinhtedothi - Sáng 21/4, ngay sau Lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng do tỉnh Phú Thọ tổ chức, người dân thập phương...XEM THÊM -
Dấu ấn Hoàng Nhuận Cầm với sinh viên trường ĐH Tổng hợp
Kinhtedothi - Những bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm đại diện cho tâm hồn những sinh viên ra trận. Nó mang lại cái sức sốn...XEM THÊM -
Giải mã thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc
Kinhtedothi - Từ buổi đầu lập nước, lịch sử các nước trên thế giới đều được bao phủ bởi huyền thoại, truyền thuyết về...XEM THÊM -
Bốn phương tụ hội về đất Tổ
Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021 chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức các ...XEM THÊM
-
Sức mạnh nguồn cội
Kinhtedothi - “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” - câu ca dao cho thấy ý nghĩa thiêng liêng và gần gũi của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trong tâm thức của mỗi người dân Việt. Cứ...21-04-2021 08:21
-
Chất “Hoàng Nhuận Cầm” mãi thổn thức trong thơ
Vĩnh biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - tác giả của những câu thơ đầy xúc cảm, những buổi nói chuyện thơ mê đắm, những talkshow rung cảm...20-04-2021 23:08
-
“Hướng dương ngược nắng” tập 57: Kiên trao nhẫn cầu hôn, đưa Châu vào thế tự quyết giữ hay bỏ
Kinhtedothi – Trao cho Châu chiếc nhẫn cầu hôn được Kiên chuẩn bị từ trước khi vụ tai nạn xảy ra. Châu không định nhận nhưng Kiên đã đề nghị vứt hay giữ là tùy ở cô. Đó là diễn biến “Hướng dương ng...20-04-2021 22:52
-
“Bác sĩ Hoa súng” Hoàng Nhuận Cầm đột ngột qua đời tại nhà riêng
Kinhtedothi –Chiều 20/4, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ra đi đột ngột tại nhà riêng. Được biết, chiều nay, sau khi không liên lạc được với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, người nhà đã phá cửa vào nhà thì phát h...20-04-2021 19:59
-
Đền Hùng đón hơn 15.000 người hành hương trước ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021
Kinhtedothi - Trước 1 ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021, Khu di tích lịch sử đền Hùng đã đón hơn 15.000 lượt người hành hương về đây tri ân đức Tổ Hùng Vương.20-04-2021 19:16
- Hạn chế sách tham khảo trong nhà trường: Phụ huynh, giáo viên đồng tình
- Dấu ấn của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm với sinh viên
- Thu phí tự động không dừng: Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc
- Quy hoạch phân khu đô thị H1 - 3 quận Đống Đa: Không phát triển nhà cao tầng khu vực Văn Miếu và phụ cận
- Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Đảm bảo việc học tập, quán triệt 10 chương trình công tác đạt kết quả, chất lượng tốt nhất
- Vận động bầu cử - cơ hội để ứng viên thể hiện mình
- Giá vàng thế giới tăng mạnh, áp sát mốc 1.800 USD
- Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu: Cơ chế linh hoạt cho người nghỉ hưu
- Cuộc đua khốc liệt giữa các ngân hàng