Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vân Nam làm giàu từ cây chuối

Kinhtedothi - Vân Nam là xã vùng bãi ven sông Hồng màu mỡ của huyện Phúc Thọ. Nếu như nhiều năm trước, người dân nơi đây chủ yếu chỉ trồng ngô, sắn cho thu nhập thấp, đời sống khó khăn thì nay nhiều hộ đã vươn lên làm giàu nhờ trồng chuối.
 Mô hình trồng chuối tiêu hồng tại xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ cho hiệu quả kinh tế cao.
Giá trị kinh tế cao
Được mệnh danh là “vua” chuối tiêu hồng vùng đất bãi, anh Nguyễn Quốc Vương, ở cụm 1, xã Vân Nam là hộ đi tiên phong trong trồng chuối tiêu hồng với diện tích hơn 5ha. Anh Vương chia sẻ, nhờ chất đất phù sa màu mỡ nên cây chuối tiêu hồng lớn nhanh, quả mập, năng suất cao. Dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất vừa qua, anh Vương xuất bán ra thị trường 4.500 buồng chuối, ước tính cho thu lãi trên dưới 700 triệu đồng.
Cách đó không xa, vườn chuối tây Thái Lan 2ha của hộ ông Nguyễn Văn Dậu, ở cụm 3 cũng nức tiếng khắp vùng vì cho lợi nhuận cao. Ông Dậu cho hay, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, gia đình ông đã xuất bán hơn 3.000 buồng chuối. Với giá bán trung bình 300.000 – 400.000 đồng/buồng, trừ các khoản chi phí, ông cầm chắc khoản tiền lãi trên 500 triệu đồng.

Cách đây 6 năm, được sự hỗ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ của Sở NN&PTNT Hà Nội, xã Vân Nam chuyển sang trồng giống chuối tiêu hồng và chuối tây Thái Lan. Hiện, toàn xã Vân Nam có 70ha chuối, bình quân mỗi héc ta cho thu nhập từ 400 - 450 triệu đồng/năm. Năm 2017, giá trị thu nhập từ trồng cây chuối toàn xã đạt trên 26 tỷ đồng. Sản phẩm chuối Vân Nam đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận nhãn hiệu tập thể năm 2016.

Đẩy mạnh liên kết tiêu thụ

Thời gian qua, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã cung ứng giống chuối nuôi cấy mô và mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối. Cùng với đó, hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ bảo quản cận và sau thu hoạch để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhờ đáp ứng được các yêu cầu về số lượng, chất lượng và mẫu mã, từ năm 2016 đến nay, HTX Nông nghiệp Vân Nam đều ký kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chuối với Công ty CP Nhất Nam – chuỗi siêu thị Fivimart tại Hà Nội.

Theo Chủ tịch UBND xã Vân Nam Đặng Việt Hùng, mặc dù sản lượng chuối của Vân Nam hàng năm vẫn được tiêu thụ hết nhưng trên thực tế, cách thức tiêu thụ chưa thực sự hiệu quả, giá bán và số lượng chuối thương phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào thương lái. Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết, nhằm hỗ trợ Vân Nam đẩy mạnh việc đưa sản phẩm chuối vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng, các bếp ăn tập thể trên địa bàn Thủ đô, Trung tâm đang tích cực tư vấn nông dân quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ nông dân quảng bá, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Cũng theo bà Hoàng Thị Hòa, địa phương cần tuân thủ đúng quy hoạch vùng và mở rộng theo nhu cầu thị trường, tránh tình trạng phá rào quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu, sản phẩm khó tiêu thụ.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ