Vẫn nặng độc quyền
Kinhtedothi - Để đi đến quyết định tăng 7,5% giá điện, Thường trực Chính phủ đã phải cân nhắc rất nhiều đến những tác động của việc tăng giá mặt hàng thiết yếu này đến nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi.
Nhưng về lâu dài, việc hình thành thị trường điện cạnh tranh, giá bán điện do thị trường quyết định đang được xúc tiến thực hiện. Điều quan trọng là cần sự quyết liệt vào cuộc, đặc biệt là của chính ngành điện. Mỗi lần đề xuất tăng giá điện, ngành điện đều đưa ra những lý do để thuyết phục khách hàng: Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất điện tăng, giá điện Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới, giá điện Việt Nam thấp không thu hút được đầu tư nước ngoài…, và về lâu dài nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế. Những lý do này được lặp đi, lặp lại nhưng cũng có một thực tế tồn tại từ nhiều năm qua đó là việc sử dụng nguồn lực còn nhiều bất hợp lý, năng suất lao động của ngành thấp, tỷ lệ tổn thất điện năng còn cao… lại ít được ngành điện nhắc đến. Chỉ đến khi những vụ việc này vỡ lở thì số tiền nợ của ngành điện đã lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Số nợ đó hiện nền kinh tế vẫn đang phải gánh, mỗi khách hàng sử dụng điện cũng đang phải cùng ngành điện trả nợ. Chính vì thế đòi hỏi việc công khai, minh bạch các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện cần được triển khai quyết liệt hơn trong thời gian tới. Thực tế, lộ trình cho một thị trường điện cạnh tranh đã được đề ra. Theo đó, thị trường điện lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh (đến hết năm 2014); thị trường bán buôn điện cạnh tranh (thí điểm từ năm 2015 - 2016 và hoàn chỉnh từ năm 2017 - 2021) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2021 – 2023) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ sau năm 2023). Tuy nhiên, sau hơn 2 năm vận hành thị trường này, hiện vẫn chỉ có một đơn vị mua duy nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN (thông qua một công ty mua bán điện) nên giá chào trên thị trường vẫn chưa linh hoạt. Chỉ khi thị trường có nhiều người mua, với nhiều loại giá mới giảm được độc quyền, tính cạnh tranh sẽ cao hơn. Thực tế đã chứng minh phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường, mang lại lợi ích cho cả người cung cấp và người sử dụng điện. Nếu không thực hiện khẩn trương, quyết liệt thì những hậu quả xấu của cơ chế độc quyền vẫn tiếp tục tồn tại, gây nên những tổn thất cho ngành điện nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
- Giá vàng tiếp tục giảm sâu khi Mỹ tung gói hỗ trợ “khủng”
- Dai dẳng cuộc chiến chống cho vay nặng lãi
- Cũng là nét đẹp văn hóa
- Cách nào hạn chế ùn tắc giao thông dịp cuối năm?
- Thời tiết hôm nay 16/1: Hà Nội có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 21 độ C
- Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Đóng điện đường ray số 3, chuẩn bị đưa tàu lên ga
- Ông chủ Đảo Ngọc Xanh - nơi xảy ra tai nạn thương tâm khiến 1 học sinh tử vong là ai?
- Cổ động trực quan phục vụ Đại hội XIII của Đảng: Tạo điểm nhấn để đạt hiệu quả đẹp và tăng tính tuyên truyền
- Giá dầu Brent sụt gần 1% do lo ngại lệnh phong tỏa mới tại Trung Quốc