Vì đâu Mỹ xác định Trung Quốc thao túng tiền tệ sau 25 năm?

Hương Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thông báo, Chính phủ nước này đã xác định Trung Quốc đang thao túng tiền tệ và sẽ tham gia với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh từ Bắc Kinh.

Hành động của Mỹ đến sau khi Trung Quốc cho phép đồng NDT của mình suy yếu vượt quá mức 7NDT/USD vào hôm 5/8 - lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ. 
Động thái này thực hiện đúng với lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc sẽ gắn nhãn "thao túng tiền tệ" đối với Trung Quốc - lần đầu tiên kể từ năm 1994. Hành động của Mỹ đến sau khi Trung Quốc cho phép đồng NDT của mình suy yếu vượt quá mức 7NDT/USD vào hôm 5/8 - lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Bắc Kinh sau đó tuyên bố sẽ ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến thương mại dai dẳng với Washington.
Sự giảm mạnh 1,4% của đồng NDT xảy ra vài ngày sau khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc còn lại kể từ ngày 1/9, đột ngột phá vỡ đình chiến, gây choáng váng thị trường tài chính. Diễn biến mới cũng đã khiến đồng USD giảm mạnh và đẩy giá vàng lên cao.
Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ nhắc lại một tuyên bố từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hôm thứ 2 vừa qua, mà theo họ là đã cho thấy rõ các nhà chức trách Trung Quốc có quyền kiểm soát mạnh mẽ đối với tỷ giá NDT.
Theo đó, PBoC khẳng định cơ quan này sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết và nhắm mục tiêu chống lại hành vi phản hồi tích cực có thể xảy ra trên thị trường ngoại hối.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, đây là "một sự thừa nhận mở" của PBoC rằng cơ quan này đã có tiền lệ thao túng tiền tệ và vẫn sẵn sàng làm điều đó trên cơ sở đang diễn ra. Các hành động của Trung Quốc bị cáo buộc đã vi phạm cam kết của mình với G20 trong việc kiềm chế sự mất giá cạnh tranh.
Luật pháp Mỹ cũng đưa ra 3 tiêu chí để xác định sự thao túng giữa các đối tác thương mại lớn, boa gồm: Thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu, thặng dư thương mại song phương đáng kể với Mỹ và can thiệp một chiều vào thị trường ngoại hối.
Sau khi xác định một quốc gia là một kẻ thao túng, Bộ Tài chính Mỹ sẽ đề xuất các cuộc đàm phán đặc biệt nhằm sửa chữa loại tiền tệ bị định giá thấp, với các hình phạt như loại trừ khỏi các hợp đồng mua sắm của chính phủ nước này.
Mỹ đã từng chỉ định Đài Loan và Hàn Quốc là những quốc gia thao túng tiền tệ vào năm 1988 - năm mà Quốc hội ban hành luật Đánh giá tiền tệ. Trung Quốc là nước cuối cùng bị liệt vào "danh sách đen", vào năm 1994.
Hồi tháng 5 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ từng từ chối tuyên bố Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ dựa trên các tiêu chí mới, khó khăn hơn, để đo lường thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của một quốc gia, cùng với sự can thiệp một chiều và thặng dư thương mại song phương lớn với Mỹ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần