Vì sao không thể nhanh chóng dập tắt đám cháy tại Nhà Thờ Đức Bà Paris?

Nguyễn Phương (Theo CNN)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các chuyên gia cho rằng việc các dầm mái bằng gỗ hàng trăm năm tuổi cùng kiến trúc Gothic cao vút khiến không thể nhanh chóng dập tắt đám cháy ngay sau khi ngọn lửa bùng phát.

Theo các chuyên gia, lực lượng cứu hỏa gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc kiểm soát ngọn lửa tại Nhà thờ Đức Bà Paris sáng 16/4 và các nhân viên cứu hỏa ở Paris xứng đáng được khen ngợi với những nỗ lực dập tắt đám cháy.
Đám cháy sáng ngày 16/4 đã làm hư hại 2/3 phần mái của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Ngọn lửa bùng phát tại Nhà thờ Đức Bà Paris lúc gần 19h tối 15/4 (giờ địa phương). Sau gần 8 giờ phun nước dập lửa trên mái vòm, lực lượng cứu hỏa khống chế được đám cháy lúc rạng sáng 16/4.
Phát ngôn viên lực lượng cứu hỏa Paris Gabriel Plus cho hay, ngọn lửa đã được khống chế hoàn toàn vào sáng sớm 16/4.
Cảnh sát Pháp cho biết, nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa đã được di chuyển kịp thời ra bên ngoài nhà thờ trước và trong khi đám cháy xảy ra.
Tính đến thời điểm hiện tại, không có người thiệt mạng nhưng một lính cứu hỏa bị thương trong vụ cháy. Ngoài ra, đám cháy đã làm hư hại 2/3 phần mái của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Đám cháy dữ dội gần như thiêu rụi mái vòm và làm đổ sập tháp nhọn, xóa sạch hàng thế kỷ di sản vô giá của văn hóa và lịch sử Pháp. May mắn là gian chính điện nhà thờ không bị thiệt hại nhiều trong đám cháy, dù hứng chịu nhiều mảnh vỡ từ trên mái vòm rơi xuống. Cấu trúc khung chính của nhà thờ cũng không bị phá hủy trong vụ hỏa hoạn.
Giới chức Pháp đã huy động khoảng 400 lính cứu hỏa, bơm nước trực tiếp từ sông Seine và đang triển khai máy bay không người lái để khảo sát thiệt hại tại Nhà thờ Đức Bà Paris.
Mặc dù vậy, có lẽ điều khiến dư luận không khỏi thắc mắc là vì sao lực lượng cứu hỏa lại không thể nhanh chóng dập tắt đám cháy ngay sau khi ngọn lửa bùng phát?
Các chuyên gia nói rằng khó khăn lớn nhất đối với lực lượng cứu hỏa là chiều cao của Nhà thờ Đức Bà Paris, điều này khiến công tác cứu hộ gặp khó khăn để việc tiếp cận các mái bằng gỗ.
Gregg Favre - cựu nhân viên cứu hỏa của Sở Cứu hỏa St. Louis, Mỹ nhận định: “Một điều khá rõ ràng là vụ cháy sẽ đặc biệt nghiêm trọng nếu lực lượng cứu hỏa không thể dập tắt đám cháy trong 20 phút đầu tiên sau khi ngọn lửa bùng phát".
Phát ngôn viên lực lượng cứu hỏa Paris Gabriel Plus cho hay, ngọn lửa đã được khống chế hoàn toàn vào sáng sớm 16/4
Ngoài ra, do nhà thờ có quy mô lớn với nhiều không gian rộng mở, nên đám cháy có nguồn ôxy nuôi dưỡng dồi dào để duy trì sự cháy.
"Đám cháy càng lan rộng do có nguồn khí oxy, trong khi đó các nhân viên cứu hỏa không thể nhanh chóng kiểm soát đám cháy” - Glenn Corbett - Phó Giáo sư khoa Cháy nổ tại Đại học Tư pháp hình sự John Jay của TP New York, Mỹ cho hay.
"Việc lực lượng cứu hộ có thể kiểm soát đám cháy lan rộng và cứu được cấu trúc khung chính của nhà thờ, bao gồm cả 2 tháp chuông, đó là một nỗ lực to lớn", ông Favre nhận xét.
Giới chức Pháp cũng đã giải thích lý do không thể dùng trực thăng trong quá trình dập lửa.
Cơ quan an ninh dân sự Pháp Securite Civilile cho hay, họ không dùng máy bay, trực thăng để dập lửa vì cho rằng khối nước khổng lồ ập xuống từ phía trên có thể khiến công trình này sụp đổ và có thể gây thiệt hại cho những công trình lân cận.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần