Vì sao thế giới lo lắng khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thấp kỷ lục?

Hương Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã dừng ở 6% trong 3 tháng qua, giảm 0,2% so với quý trước. Đây là mức tăng yếu nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu báo cáo dữ liệu theo quý vào năm 1993.

Ảnh minh họa. 
"Kỷ lục" trong vòng 26 năm này của Trung Quốc đến giữa áp lực từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, được đánh giá là đang đè nặng lên tăng trưởng toàn cầu.
Thị trường chứng khoán châu Á lập tức giảm sau con số mới được công bố hôm nay (18/10). Chỉ số Shanghai Composite Index của Trung Quốc mất 0,6% và Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,2%.
Dữ liệu yếu bất ngờ làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất và các biện pháp kích thích khác để thúc đẩy tăng trưởng, cũng như ngăn chặn nguy cơ mất việc làm ảnh hưởng tới chính trị. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã tăng chi tiêu của Chính phủ nhưng vẫn tránh một kích thích quy mô lớn vì lo sợ gánh nặng nợ đã quá cao, đến nỗi các cơ quan xếp hạng phải cắt giảm xếp hạng tín dụng của Bắc Kinh.
Sự chậm lại ở Trung Quốc - "thương nhân" lớn nhất thế giới - rõ ràng có hậu quả với toàn cầu. Nó làm giảm nhu cầu đối với các thành phần công nghiệp từ các quốc gia châu Á. Giá đậu nành, quặng sắt và các mặt hàng khác đã giảm, đánh vào Brazil, Australia và nhiều nhà cung cấp khác.
Giá tiêu dùng tăng vọt do dịch bệnh bùng phát trong đàn lợn khổng lồ của Trung Quốc, làm gián đoạn nguồn cung thịt lợn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã đề cập đến cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc như một lý do cho quyết định cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 trong tuần này - xuống còn 3% từ mức 3,2% trước đó.
Một tác động lớn hơn đối với tăng trưởng của Trung Quốc dường như đến từ hoạt động "làm mát" trong nước, nhằm kích thích chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng. Tăng trưởng doanh số bán lẻ quý II 2019 giảm xuống còn 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức 8,4% của nửa đầu năm nay.
Doanh số bán lẻ ô tô tại Trung Quốc - thị trường lớn nhất của ngành công nghiệp toàn cầu - giảm 11,7% trong 9 tháng đầu năm. Đây được xem là một thất bại cho chiến dịch nuôi dưỡng tăng trưởng dựa trên tiêu dùng trong nước và giảm sự phụ thuộc vào thương mại, đầu tư.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần