Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 1
Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 2
Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 3

Gần 30 năm gắn bó với nghề y, có lẽ TS Nguyễn Văn Thường - Giám đốc BV Đa khoa Đức Giang chẳng thể nhớ nổi đã giành lại sự sống từ “lưỡi hái tử thần” cho biết bao người bệnh, nhất là từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Nhưng hãy tạm gác sự hy sinh thầm lặng ấy, chúng tôi muốn nhắc đến câu chuyện chuyển đổi số được được áp dụng thành công, làm lợi cho hàng triệu bệnh nhân, bác sĩ và công tác quản trị BV.

BV Đa khoa Đức Giang giờ đây không còn thấy cảnh hàng trăm người dân xếp hàng chờ đợi khám bệnh từ tờ mờ sáng như trước. Bởi họ đã được BV hẹn khám theo giờ. Đó cũng chính là “trái ngọt” của công cuộc chuyển đổi số tại BV với mục tiêu luôn lấy lợi ích bệnh nhân làm thước đo, hướng đến sự hài lòng, an toàn và chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 4

Cầm tờ phiếu hẹn khám trên tay, ông Nguyễn Hữu Thời (75 tuổi, Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi được hẹn khám lúc 7 giờ 35 phút sáng. Đúng 7 giờ, tôi đến quét mã ID, nhận diện khuôn mặt và vào phòng khám. Giờ khám bệnh rất đơn giản, đặc biệt chụp Xquang hoặc siêu âm, người bệnh không phải cầm phim, giấy tờ về phòng khám. Tôi rất hài lòng với cách làm việc khoa học, nhanh, chính xác đến từng giây, từng phút của BV. Có thể thấy, đơn vị cải tiến chất lượng phục vụ tốt hơn nhiều so với trước kia”.

Được đặt lịch khám, chọn chuyên khoa và giờ khám theo nhu cầu, sau khi đến BV, mọi thông tin của người bệnh đã được cập nhật đến cho bác sĩ khám nên tại BV Đa khoa Đức Giang không còn cảnh xếp hàng, lấy số, điều này đã giúp giảm thời gian chờ đợi. Hàng nghìn bệnh nhân đến khám tại đây đều cảm nhận rõ rệt về sự thay đổi này. Đặc biệt ngay cả chính bác sĩ, BV cũng được hưởng lợi từ sự đổi thay này.

Chia sẻ với chúng tôi, bác sĩ Lương Đình Trung - Khoa Khám bệnh, BV Đa khoa Đức Giang cho hay, nhờ sự dẫn dắt, chèo lái, đặc biệt là sáng kiến của TS Nguyễn Văn Thường, từ lâu, chuyển đổi số đã tác động tích cực vào các quy trình, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác KCB nhanh hơn. Hiếm khi bệnh nhân phải mang hồ sơ về, cũng không phải cầm quá nhiều hồ sơ để lưu trữ. Thậm chí, bệnh nhân quên không mang hồ sơ đi khám, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng bệnh, đơn thuốc trên máy tính.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 5

Với quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, nhiều năm qua, BV Đa khoa Đức Giang là một trong những đơn vị tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số.

Nhưng có lẽ, công cuộc chuyển đổi số bứt phá mạnh mẽ nhất là từ năm 2018, TS Nguyễn Văn Thường đảm nhiệm vai trò “thuyền trưởng”. Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, muốn mang đến những lợi ích tốt nhất cho người bệnh và nhân viên y tế, ông luôn đau đáu thực hiện chuyển đổi số trong môi trường BV. Quyết tâm, bền bỉ với ước mơ đó, bác sĩ Thường đã có nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu góp phần cải tiến nâng cao chất lượng KCB của đơn vị.

Hàng ngày đến BV phải chứng kiến cảnh bệnh nhân xếp hàng dài chờ khám, bác sĩ Thường quyết tâm ứng dụng CNTT, từng bước rút gọn các bước trong quy trình KCB, hướng đến sự hài lòng và an toàn của người bệnh. Đặc biệt là sáng kiến ứng dụng công nghệ trong việc đặt lịch hẹn khám, là “linh hồn” xuyên suốt với người bệnh mạn tính thường xuyên KCB ngoại trú. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong phân luồng bệnh nhân, phân bổ nguồn lực hỗ trợ KCB và ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt khi đi khám tại BV.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 6

Đây là hai trong số những sáng kiến được áp dụng hiệu quả tại BV Đa khoa Đức Giang trong thời gian gần đây. Sáng kiến góp phần giảm thời gian chờ tại các vị trí tiếp đón và khám bệnh ban đầu, từ đó giảm thời gian KCB trung bình của người bệnh; giảm chi phí đối với người bệnh.

Có thể thấy, sáng kiến mang tính ứng dụng và hiệu quả cao, hướng đến CCHC trong lĩnh vực KCB, từ đó tăng sự hài lòng của người bệnh, người nhà bệnh nhân trong cung ứng dịch vụ y tế.

Ông cũng cho biết: “Trước đây, bệnh nhân đi KCB phải đến từ sáng sớm, 4-5 giờ sáng đã rất đông người bệnh đến xếp hàng. Để thay đổi điều đó, chúng tôi quyết tâm thực hiện chuyển đổi số”.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 7

Vấn đề đặt lịch hẹn khám là công việc cần giải quyết đầu tiên. Để đảm bảo việc tiếp đón và khám đúng hẹn, bệnh viện tích hợp 3 trong 1 vào hệ thống  phần mềm quản lý bệnh viện (HIS), hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng Autocall; kết nối HIS-Tổng đài; tự động chuyển từ text sang voice và gọi điện cho bệnh nhân; đăng ký KCB qua tổng đài. Số hóa đã cho phép BV chuyển đổi linh hoạt giữa quy trình tiếp nhận người bệnh, khám theo hẹn và khám thông thường.

Bởi vậy, thời gian qua, bệnh nhân đều hài lòng với chất lượng BV. Đến nay, tại BV có 50% số bệnh nhân đến khám đã có lịch khám hẹn trước. Điều này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho BV và bệnh nhân.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 8

TS Nguyễn Văn Thường cho biết, từ năm 2021, khi đang có dịch Covid-19, BV đã tiếp đón bệnh nhân qua Face ID. Với hình thức này, việc đăng ký khám chưa đến 1 phút, rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân, bác sĩ khám cũng không bị áp lực. Điều này, đặc biệt hữu ích trong dịch Covid-19. Vì thế, có khoảng 700 - 800 bệnh nhân đăng ký khám qua Face ID và căn cước công dân, chiếm 40% số bệnh nhân đến khám mỗi ngày.

“Quy trình thủ tục hành chính được số hóa tối đa nên thời gian KCB, xét nghiệm của người bệnh giảm từ 3 giờ xuống còn 1,5 giờ (giảm 50%). Đến nay, BV không còn tình trạng quá tải, đặc biệt là sự thân thiện giữa thầy thuốc và bệnh nhân” - TS Nguyễn Văn Thường chia sẻ.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 9

Hướng tới mục tiêu lấy lợi ích bệnh nhân làm thước đo, bác sĩ Thường còn đưa ra sáng kiến triển khai ứng dụng CNTT trong cải tiến cấp phát thuốc ngoại trú, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, nhân lực, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh.  

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 10

Trước kia, mỗi lần lĩnh thuốc, bệnh nhân thông thường phải đợi trung bình 15-20 phút, thậm chí giờ cao điểm 45 phút. Nay, thời gian đợi lấy thuốc được tính bằng giây. Trung bình, mỗi bệnh nhân đợi khoảng 40-60 giây, cao điểm 90-120 giây là lấy được thuốc.

Xuất phát từ thực tế, bệnh nhân đến khám, nhập viện, sau điều trị được cho ra viện nhưng từ sáng tới chiều vẫn chưa thanh toán được viện phí. Luôn là người tiên phong trên mọi mặt trận, bác sĩ Thường quyết tâm kết nối đưa phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đến gần người bệnh.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 11

Nhờ đó, hàng ngày, có 90%-100% số lượng bệnh nhân ra viện thanh toán online. Quy trình thanh toán online chỉ mất 13 bước, giảm 11 bước so với quy trình thanh toán offline (tiền mặt) là 24 bước (tức là giảm 45%), tránh nguy cơ tiền rách, tiền giả, không bị nhầm lẫn tiền...

Việc thanh toán không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích, giúp người bệnh có nhiều lựa chọn thanh toán theo nhu cầu, phù hợp với từng vùng miền và điều kiện tiếp cận công nghệ. Tiện ích này giúp người bệnh thanh toán chi phí KCB trực tiếp trên nền tảng thiết bị di động thông minh dễ dàng hơn, không cần phải xếp hàng chờ đợi.

Hiện BV có số bệnh nhân đăng ký khám Face ID, căn cước công dân và thanh toán không dùng tiền mặt thuộc nhóm nhiều nhất miền Bắc. Từ nhiều năm nay, chiếc đèn đọc phim Xquang, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp ở các khoa, phòng của BV trở nên thừa thãi. Một số loại sổ sách chép tay, thậm chí bút viết cũng dần biến mất. Thay vào đó là hệ thống lưu trữ và truyền thông hình ảnh y tế (PACS) trên máy tính hỗ trợ các bác sĩ đọc phim, thậm chí mọi dữ liệu cận lâm sàng như xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm, nội soi của bệnh nhân đều được cập nhật lên phần mềm quản lý BV.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 12

Chia sẻ về điều này, Giám đốc BV Đa khoa Đức Giang cho hay, tính sơ bộ, một năm, đơn vị phải chi khoảng 2-2,5 tỷ đồng để mua phim và in phim kết quả chụp chẩn đoán. Nhưng nhờ chuyển đổi số, từ khi triển khai hệ thống PASC trong Xquang thay cho phim chụp, đến nay, tại BV không phải in phim kết quả, giúp tiết kiệm chi phí đồng thời bảo vệ môi trường, do không phải huỷ phim, thuốc tráng rửa phim…

Hiện hoạt động số hóa đã đáp ứng được 85% các quy trình vận hành trong BV. Đặc biệt, chuyển đổi số giúp BV hạch toán từng khoa, phòng, thu chi minh bạch, rõ ràng. Có thể nói, chuyển đổi số góp phần không nhỏ trong việc làm tăng “những con số biết nói”.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 13

Có thể thấy, nhờ những sáng kiến hữu ích của bác sĩ Thường được áp dụng vào thực tiễn, từ năm 2018 đến nay, BV đã chuyển đổi số thành công khi số lượng bệnh nhân đến viện khám tăng gấp đôi, khoảng 2.000-2.200 bệnh nhân nhưng số nhân viên, bàn khám gần như không tăng. Để chuyển đổi số mang lại hiệu quả, bác sĩ Thường cùng tập thể BV phải trải qua không ít khó khăn, gian nan, thử thách, từ thay đổi tư duy đến đầu tư cơ sở hạ tầng.

Chuyển đổi số đã làm thay đổi bộ mặt BV, mang lại sự hài lòng của người bệnh và cả cán bộ, nhân viên y tế.

Vị "thuyền trưởng” tiên phong chuyển đổi số - Ảnh 14

07:48 15/04/2024