Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Viện, trường nhiều tiến sĩ, nhưng phối hợp phát triển giống cây trồng, vật nuôi chưa nhuần nhuyễn”

Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh nhận định, đánh giá trên khi phát biểu tại hội nghị tổng kết Đề án “Phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020” tổ chức sáng 24/6.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP. Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển giống cây trồng nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020” tại Quyết định số 2194/QĐ-TTg.
Gần 10 năm qua, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, thành lập Ban Chỉ đạo, phối hợp ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện, phê duyệt 75 dự án thành phần… Bộ Công Thương đã phê duyệt 5 dự án. Tại các tỉnh, TP cũng đã có 189 dự án được phê duyệt thực hiện từ năm 2011 – 2020. 
 Toàn cảnh hội nghị
Kết quả trong giai đoạn 2010 – 2018, gần 1.000 giống cây trồng, vật nuôi tiến bộ được đưa vào sản xuất. Tỷ lệ sử dụng giống cấp tiến bộ kỹ thuật (hoặc tương đương) trong sản xuất một số giống cây trồng, vật nuôi đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra (70%). Đơn cử như: Ngô đạt 95%; sắn đạt 75%; cao su, chè, chuối, nhãn, vải, thanh long đạt 100%; cây giống lâm nghiệp đạt 80%... Nhờ đó, ăng suất nhiều cây trồng vật nuôi tăng vượt mục tiêu Đề án (15%). Điển hình là: Cam tăng 25%, nhãn tăng 26%, lợn tăng 32%, tôm nước lợ tăng 82%... 
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam nằm ở vị trí địa lý bất thuận cho sản xuất nông nghiệp khi nằm trong rốn thiên tai, “sáng chống bão giông, chiều ngăn nắng lửa”. Địa hình 2/3 là đồi núi dốc, hơn 2.000 con sông nhưng khả năng tích trữ khó, lượng mưa phân bổ không đều. Tuy nhiên, trong những năm qua, nông nghiệp nước nhà vẫn đạt được nhiều kết quả ấn tượng. 
 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị 
Có được mức tăng trưởng khá tốt thời gian, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là nhờ 3 nhóm nguyên nhân trụ cột. Thứ nhất, Việt Nam đã tổ chức chỉ đạo thành công hệ thống thuỷ lợi đặc trưng. Tiếp đến là có hệ thống khuyến nông được tổ chức bài bản, khoa học. Nhưng quan trọng nhất là Việt Nam đã tổ chức triển khai thực hiện khá thành công công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất nông nghiệp.  
Dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rừng, trong công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi hiện nay vẫn còn tình trạng mất cân đối giữa khu vực Chính phủ và tư nhân. “Các viện, trường có giáo sư, tiến sĩ rất nhiều, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Khu vực kinh tế tư nhân rất khao khát những yếu tố đó, nhưng sự phối hợp giữa đôi bên trong phát triển giống chưa thực sự nhuần nhuyễn” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói. 
Sự chuyển hướng theo xu hướng thị trường trong lĩnh vực sản xuất giống vẫn còn thiếu độ nhạy. Cụ thể, rau củ quả có nhu cầu lớn, nhưng kết quả giống chưa tương xứng. Ví dụ được người đứng đầu ngành NN&PTNT đưa ra là Việt Nam vẫn phải nhập giống khoai tây, hạt rau dền, hạt giống hoa về để canh tác, trong khi các nông sản này đều có phạm vi thị trường rất rộng. 
Bên cạnh đó, vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội chưa được coi trọng phát triển, trở thành nhân tố quyết định. Đầu tư phát triển giống cây trồng, vật nuôi chưa đến tầm, chưa tạo được đột phá trong một số nhóm ngành hàng như lâm nghiệp, thuỷ sản… Hội nhập nhưng tính chủ động, tính hiệu quả, tính chuyển giao chưa đáp ứng yêu cầu. 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh, thị trường là mệnh lệnh của sản xuất. Trong bối cảnh thị trường thay đổi hiện nay, nếu cứ cư khư khư giữ phương thức sản xuất cũ thì sẽ không thể đáp ứng mục tiêu tiêu tăng trưởng. Đối với nhiệm vụ này, công tác giống phải đi trước một bước. Đối với công tác phát triển giống, cũng cần thay đổi định hướng nghiên cứu, thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một phức tạp hiện nay. Trong đó, cần chú trọng vai trò của các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp – lực lượng mà theo Bộ trưởng là đủ khát vọng và tiềm lực để làm nên “những câu chuyện kỳ vĩ”. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ