Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn

Hạnh Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Quảng Bình hiện có khoảng 225.000 ha bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, chiếm 30% diện tích toàn tỉnh. Để hỗ trợ người dân làm sạch bom mìn và tạo sinh kế ổn định cuộc sống, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đã triển khai Dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” ở địa phương.

Nhằm tăng cường năng lực quản trị hành động bom mìn ở phạm vi quốc gia cũng như đảm bảo an toàn và hỗ trợ phát triển tại các khu vực ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” được khởi động vào tháng 3/2018, nhằm khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại các tỉnh Quảng Bình và Bình Định.
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân (bìa phải) tiếp nhận thiết bị rà phá bom mìn cho VNMAC.
Dự án hỗ trợ xác định khu vực ô nhiễm và loại bỏ bom mìn vật liệu nổ nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tiếp cận các công trình xã hội cơ bản như trạm y tế, trường học và đất sản xuất.
Cuối tháng 3/2019, dự án đã hỗ trợ cho Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) hơn 200 máy dò bom - mìn.
Bên cạnh hỗ trợ trang thiết bị, dự án còn góp phần tăng cường năng lực quốc gia về quản lý và thực hiện các dự án hành động bom mìn, đảm bảo cung cấp hỗ trợ kịp thời và có chất lượng cho các nạn nhân bom mìn và gia đình họ, giảm số ca tai nạn bom mìn bằng cách nâng cao nhận thức của người dân địa phương về nguy cơ tai nạn từ bom mìn, vật liệu nổ.
Hiện nay, Quảng Bình đã có 4.500 người dân tại 14 xã thuộc 5 huyện được nâng cao nhận thức về phòng tránh tai nạn bom mìn để có được cuộc sống và công việc bền vững.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần