Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

VN-Index vượt 1.430 điểm, ngân hàng và chứng khoán dẫn dắt thị trường

Kinhtedothi - Tâm điểm của thị trường hôm nay tiếp tục là nhóm ngân hàng và chứng khoán, với dòng tiền đổ mạnh, kéo hàng loạt cổ phiếu tăng giá ấn tượng.

Gần 42.000 tỷ đồng đổ vào thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên giao dịch thăng hoa ngày 9/7 khi VN-Index tăng gần 16 điểm, đóng cửa tại 1.431,3 điểm – mức cao nhất kể từ cuối năm 2021. Đây là phiên tăng thứ tư liên tiếp, đánh dấu đà phục hồi mạnh mẽ cả về điểm số và thanh khoản.

Gần 42.000 tỷ đồng đổ vào thị trường

Tâm điểm của thị trường tiếp tục là nhóm ngân hàng và chứng khoán, với dòng tiền đổ mạnh, kéo hàng loạt cổ phiếu tăng giá ấn tượng. Cổ phiếu TPB tiệm cận mức trần, tăng 6,4% lên 14.900 đồng/cổ phiếu; VCB tăng mạnh 4,2% lên 61.500 đồng, đóng góp gần 5 điểm cho VN-Index. Nhiều mã khác như HDB (+3%), VPB (+2,3%), BID (+1,9%)... cũng đồng loạt tăng mạnh.

Trong nhóm chứng khoán, SSI tiếp tục dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với giá trị giao dịch hơn 2.040 tỷ đồng, tăng 5,6%. Các mã khác như VIX (+2,6%), HCM (+2%), ORS tăng trần, VDS, VIG, AGR, CTS đều tăng trên 3%, cho thấy sự hứng khởi lan tỏa trong toàn ngành.

Tổng giá trị giao dịch trên cả ba sàn trong phiên đạt gần 41.600 tỷ đồng, tương đương hơn 1,6 tỷ USD – mức cao nhất trong vòng ba tháng. Riêng trên HoSE, thanh khoản vọt lên 35.432 tỷ đồng với hơn 1,5 tỷ cổ phiếu khớp lệnh. Sắc xanh áp đảo thị trường khi có tới 465 mã tăng giá, gần gấp đôi số mã giảm.

Dòng vốn ngoại tiếp tục đóng vai trò tích cực. Khối ngoại mua ròng 1.950 tỷ đồng trên HoSE, đánh dấu phiên thứ 6 liên tiếp mua ròng mạnh. Các mã được khối ngoại mua mạnh nhất là SSI (474 tỷ đồng), SHB (266 tỷ), VCB (255 tỷ), TPB (201 tỷ)... Trong khi đó, FPT bị bán ròng hơn 84 tỷ đồng.

Nhóm bất động sản cũng bùng nổ trong phiên với sự dẫn dắt của bộ ba cổ phiếu họ Vingroup: VHM tăng 3,3%, VIC tăng 1,8% và VRE tăng 3,9%. Cùng với đó, các mã nhỏ như LDG, HAR, DRH đồng loạt tăng trần. Một nửa số cổ phiếu tăng trần trên HoSE hôm nay đến từ nhóm bất động sản.

Dù ghi nhận mức tăng ấn tượng, thị trường vẫn cho thấy sự phân hóa. Một số cổ phiếu lớn như FPT (-1,4%), VSC (-1,2%), HAH (-1%) hay DBC (-2,2%) chịu áp lực điều chỉnh. Tuy nhiên, động lực tăng điểm vẫn áp đảo nhờ sự dẫn dắt của ba nhóm trụ cột: ngân hàng, chứng khoán và bất động sản.

Với thanh khoản bùng nổ và dòng tiền nội – ngoại cùng ủng hộ, giới đầu tư kỳ vọng VN-Index có thể tiếp tục duy trì đà tăng tích cực trong các phiên tới.

Thắng kiện thép HRC Trung Quốc, Hòa Phát (HPG) lần đầu tiêu thụ hơn 1,1 triệu tấn HRC trong quý, thiết lập kỷ lục mới

Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh quý II/2025 với những con số tích cực, đặc biệt là bước ngoặt lần đầu tiêu thụ vượt 1,1 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) chỉ trong một quý – mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Cụ thể, trong quý II/2025, Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý I và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 2,6 triệu tấn – tăng 9% so với quý trước và tăng mạnh 18% so với cùng kỳ năm 2024.

Điểm sáng lớn nhất đến từ mảng HRC – sản phẩm có giá trị gia tăng cao và biên lợi nhuận tốt – ghi nhận sản lượng bán ra hơn 1,1 triệu tấn, tăng 18% so với quý I. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng từ chính sách áp thuế chống bán phá giá tạm thời của Bộ Công Thương đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, được ban hành hồi tháng 3 theo đơn kiện của Hòa Phát và Formosa. Nhờ “thoát hiểm” khỏi áp lực cạnh tranh giá rẻ từ hàng Trung Quốc, doanh nghiệp nội địa như Hòa Phát đã có điều kiện mở rộng thị phần, nâng hiệu quả hoạt động.

Ngoài HRC, mảng thép xây dựng và thép chất lượng cao của Hòa Phát cũng đạt mức tiêu thụ 1,3 triệu tấn trong quý II, tăng 7% so với quý trước. Các sản phẩm hạ nguồn từ HRC như tôn mạ và ống thép cũng ghi nhận mức tăng trưởng tốt – lần lượt đạt 110.000 tấn và 216.000 tấn – cho thấy tín hiệu tích cực về nhu cầu thị trường.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long đã sản xuất 5,1 triệu tấn thép thô (tăng 17%) và bán ra tổng cộng 5 triệu tấn thép các loại – tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, HRC đóng góp 2,2 triệu tấn (tăng 42%), còn thép xây dựng và thép chất lượng cao đạt 2,5 triệu tấn (tăng 11%), tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị phần nội địa với khoảng 38%.

Đáng chú ý, Hòa Phát đang dồn lực hoàn thiện lò cao số 6 thuộc dự án Dung Quất 2, dự kiến hoàn thành giai đoạn 2 vào tháng 9 tới. Khi toàn bộ dự án đi vào vận hành, tổng công suất thép của Tập đoàn sẽ đạt 16 triệu tấn/năm, riêng HRC đạt 8,5 triệu tấn – đủ năng lực đáp ứng toàn bộ nhu cầu thị trường trong nước.

Chốt phiên giao dịch ngày 9/7, cổ phiếu HPG tăng nhẹ 0,2% lên 24.750 đồng/cổ phiếu, phản ánh sự quan tâm ổn định từ giới đầu tư giữa lúc doanh nghiệp tiếp tục công bố các chỉ số tích cực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

09 Jul, 09:01 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP ngày 8/7/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 8/7/2025.

Tín dụng tăng gần 10%, áp lực lãi suất, tỷ giá lớn

Tín dụng tăng gần 10%, áp lực lãi suất, tỷ giá lớn

08 Jul, 12:29 PM

Kinhtedothi- Đến ngày 30/6/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024. Đây cũng là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất kể từ 2023 đến nay. Thông tin được đưa ra tại buổi Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 8/7.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ