Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vô tư họp chợ trên đường đê

Kinhtedothi - Nhiều năm qua, bà con tiểu thương xã Liên Hà, huyện Đan Phượng vô tư họp chợ ngay trên mặt đường đê hữu Hồng, thậm chí là trước khuôn viên đình làng. Tình trạng trên không biết tới khi nào mới chấm dứt, bởi địa phương hiện chưa xây dựng được quy hoạch chợ mới.
Chợ Dày nằm ven đường đê hữu Hồng thuộc địa phận xã Liên Hà là địa điểm giao thương rất nhộn nhịp của nhiều người dân địa phương dọc sông Hồng thuộc huyện Đan Phượng. Tại đây, từ sáng tới chiều tối, cảnh người mua kẻ bán diễn ra tấp nập. Do khu chợ nằm ven đê, lại nhỏ hẹp nên hàng chục, thậm chí có thời điểm lên tới hàng trăm tiểu thương mang hàng hóa lên bày bán ngay trên đường đê. Người bán tùy tiện, trong khi khách mua cũng vô tư dừng xe đứng ngã giá, mua bán, bất chấp ở hai chiều đường, xe cộ khó nhọc lách từng mét qua lại.
Các hộ tiểu thương vô tư họp chợ trên đường đê hữu Hồng đoạn qua  địa phận xã Liên Hà.
Một số hộ tiểu thương khi được hỏi biện minh rằng, do chợ Dày nhỏ hẹp, không còn chỗ nên các hộ phải lên đê kinh doanh (?!). Khi được hỏi có biết hành vi họp chợ trên đê là vi phạm Luật Đê điều hay không, nhiều hộ ngoảnh mặt quay đi, không quan tâm. Không chỉ trên đường đê, nhiều hộ tiểu thương còn bày bán hàng hóa ngay trước khuôn viên đình làng Hà Châu (xã Liên Hà). Ông Từ Mão - người trông đình Hà Châu cho biết, tình trạng di tích bị lấn chiếm làm điểm kinh doanh, buôn bán đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng ban quản lý di tích đình cũng như chính quyền địa phương không có cách nào nghiêm cấm được!

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà Nguyễn Hữu Thinh cho biết, chợ Dày là khu chợ truyền thống đã tồn tại từ xa xưa. Diện tích nhỏ hẹp nên không đáp ứng được nhu cầu thương mại ngày một lớn của người dân. Đây cũng là lý do bà con tiểu thương họp tràn trên đê, trước đình làng Hà Châu. Theo ông Thinh, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã đã lập quy hoạch chợ nông thôn. Song, quy hoạch này hiện bị chồng lấn với quy hoạch Nhà máy nước mặt sông Hồng. Do đó, địa phương đang nghiên cứu địa điểm xây dựng chợ mới. Tuy nhiên, khi được hỏi về tiến độ triển khai, ông Thinh không thể đưa ra được một mốc rõ ràng, chỉ trao đổi ngắn gọn là đang tiếp tục nghiên cứu.

Trước tình trạng bà con tiểu thương họp chợ tùy tiện, lấn chiếm hành lang an toàn đê điều, chính quyền địa phương cũng tỏ ra bất lực trong việc xử lý. Ông Thinh cho rằng: Khu chợ truyền thống đã hoạt động từ xa xưa nên không thể cấm được. Thêm nữa, nếu cấm họp chợ, bà con không biết sẽ mưu sinh bằng công việc gì!

Bài toán chợ nông thôn đang thực sự khiến chính quyền xã Liên Hà phải đau đầu. Và trong khi giải pháp quy hoạch chợ mới còn đang bị bỏ ngỏ, việc xử lý hoạt động kinh doanh trái phép còn thiếu kiên quyết thì tình trạng lộn xộn, nhếch nhác tại khu vực chợ Dày ven đê hữu Hồng sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần xem xét lại quy trình xin cấp sổ đỏ tại địa chỉ 613A Kim Mã

Cần xem xét lại quy trình xin cấp sổ đỏ tại địa chỉ 613A Kim Mã

10 Jul, 02:51 PM

Kinhtedothi - Nhận thấy dấu hiệu bất thường trong quy trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ - PV) tại địa chỉ số 613A Kim Mã có vấn đề, người dân đã có đơn thư gửi UBND phường Giảng Võ và các cơ quan báo chí đề nghị xem xét lại nội dung trên.

Cần giải quyết dứt vi phạm để tránh gây bức xúc dư luận kéo dài

Cần giải quyết dứt vi phạm để tránh gây bức xúc dư luận kéo dài

03 Jul, 10:02 AM

Kinhtedothi – Ngày 25/6, Công an TP Hà Nội đã có Báo cáo số 446/BC-CAHN-PTM gửi UBND TP Hà Nội làm rõ một số nội dung liên quan đến bài viết “Toà nhà chung cư Hoàng Gia Sme: hoạt động gần 10 năm vẫn chưa được nghiệm thu PCCC” đăng ngày 3/6/2025 trên Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ