Vốn FDI tại Việt Nam giảm thấp hơn nhiều so với thế giới và khu vực
-
Singapore đứng số 1 về vốn đầu tư FDI rót vào Việt Nam
- Tỷ trọng xuất nhập khẩu FDI đã đạt hơn 173 tỷ USD
- Gần 19 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam
- Để Việt Nam trở thành “bến đỗ” FDI
- Làm sao để “đón sóng” đầu tư FDI trong đại dịch Covid-19?
- Bất chấp Covid-19, vốn FDI vẫn đổ vào Hà Nội
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) Đỗ Nhất Hoàng, điều này chứng tỏ mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tốt, không bị suy giảm quá nhiều.
Việt Nam ký rất nhiều hiệp định thương mại
Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài: Hành động và giải pháp đột phá" mới đây, theo ông Đỗ Nhất Hoàng, sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay đến từ các yếu tố bên trong của nội tại của nền kinh tế và các tác động của yếu tố bên ngoài.
Cụ thể, các yếu tố bên trong, các điểm lợi thế, thuận lợi sẵn có của môi trường đầu tư Việt Nam, gồm: Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn, chi phí cạnh tranh, chính sách ưu đãi hấp dẫn, nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng và vị trí địa lý thuận lợi.
Bên cạnh đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà ĐTNN hoạt động thành công tại Việt Nam. Sự thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam thời gian qua cũng tạo sự tin tưởng cho nhà ĐTNN, tăng thêm uy tín cho Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn.
Về các yếu tố bên ngoài, phải kể đến là xung đột thương mại giữa nền kinh tế lớn khiến các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế suất cao. Đại dịch Covid-19 và các hệ quả nặng nề của nó khiến các quốc gia, các tập đoàn quốc tế đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu đầu tư nhằm tránh sự phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác.
Một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã ban hành chính sách ưu đãi và gói hỗ trợ để kêu gọi các công ty dịch chuyển dây chuyền sản xuất về nước hoặc đầu tư sang nước thứ 3 nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Trong đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để đón làn sóng chuyển dịch này do có nhiều lợi thế về môi trường đầu tư cũng như sự thành công trong việc kiểm soát dịch thời gian vừa qua.
Nói về sự nổi trội của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương(CIEM) Nguyễn Đình Cung cho rằng có thể nhiều nhìn nhận khác nhau nhưng đó là Việt Nam ký rất nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác, các đối tác đó đều là những thị trường chủ yếu trên thế giới. “Tôi cho rằng đây là điểm nổi trội khác biệt nhất của Việt Nam so với các nước khác để có thể cạnh tranh trong thu hút đầu tư”- ông Cung chia sẻ.
Dù vậy, nguyên Viện trưởng CIEM cũng phân tích, phải nhìn một cách rất thực tế, cho đến nay ĐTNN vào Việt Nam đến từ “các thiên đường thuế” rất nhiều. Phần lớn đầu tư đến từ các nước châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc. Không có hoặc rất ít đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ và châu Âu. Xu hướng này thực tế chưa có cải thiện.
Trong khi đó, chúng ta rất kỳ vọng đầu tư từ Hoa Kỳ và từ châu Âu với kỳ vọng những đầu tư này là đầu tư chất lượng cao. Những đầu tư này sử dụng công nghệ cao hơn, không sử dụng chi phí lao động thấp, loại đầu tư này rất phù hợp với chúng ta khi chúng ta muốn cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Nhà đầu tư nước ngoài mong muốn gì?
Vậy các nhà đầu tư mong muốn gì? TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, các nhà ĐTNN muốn chính sách, luật pháp ổn định. “Trong văn bản phải cụ thể, khi thực thi phải dự đoán được. Không có tiền gầm bàn, không có chi phí không chính thức. Điều này đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ và châu Âu là cực kỳ quan trọng bởi vì họ là những người luôn luôn phải tuân thủ luật pháp, nếu họ không tuân thủ, rủi ro pháp lý xảy ra với họ là rất lớn. Nếu như họ vấp phải rủi ro pháp lý này, họ sẽ tránh. Đây là điều đầu tiên tôi cho rằng chúng ta phải khắc phục trước mắt”- ông Cung nhấn mạnh.
Đối với cách tiếp cận chính sách, mặt bằng chung là như vậy, nhưng đối với từng nhà đầu tư phải khác nhau. Chúng ta phải thiết kế những gói chính sách mang tính chất “may đo”, không “may sẵn”, lúc đó chúng ta mới đáp ứng các nhu cầu của các nhà đầu tư. Từ đó, chọn được nhà đầu tư có chất lượng, đúng như Nghị quyết của Bộ Chính trị về thay đổi cách thức quản lý, thay đổi cách thức thu hút và có lựa chọn để nâng cao chất lượng nhà đầu tư. Tôi cho rằng chúng ta phải hành động hết sức cụ thể và xác định đúng vấn đề xử lý khi các nhà đầu tư yêu cầu.
Ngoài ra, theo ông Cung, phải thu hút được doanh nghiệp bên trong của chúng ta, hỗ trợ họ tham gia chuỗi dịch chuyển này. Nếu không thì chỉ có nhà ĐTNN tận dụng được lợi thế này.
Từng quản lý doanh nghiệp có vốn ĐTNN 10 năm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn thấy rằng, “cái mà nguồn nhân lực Việt Nam yếu là tính kỷ luật và làm việc theo khuôn mẫu nhưng ngược lại, nhân lực Việt Nam làm việc rất linh hoạt. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, tất cả mọi thứ đều rất nhanh, tôi cho rằng đó là một điểm mạnh tiềm năng của nhân lực Việt Nam”.
Lấy dẫn chứng từ Samsung, ông Toàn cho biết, vừa rồi, Samsung có đánh giá, sau khi được đào tạo cơ bản, những công nhân kĩ thuật Việt Nam sau một thời gian 3 tháng, 6 tháng đã bắt kịp tương đối sát với các công nhân từ Hàn Quốc. Trong khi đó, lương của công nhân Hàn Quốc cao gấp từ 2-3 lần. Bằng chứng nữa là đã có 2 kỹ sư của Việt Nam tham gia vào chế tạo camera cho Samsung. Đấy là điển hình về công nghệ. “Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta định hướng đúng thì nguồn nhân lực Việt Nam sẽ khởi sắc và phát triển”- ông Toàn nói.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho hay, định hướng của Việt Nam là thu hút đầu tư FDI vào các dự án như công nghệ cao, sản xuất thiết bị, vật liệu và linh kiện đầu vào cho hoạt động lắp ráp, vận tải quốc tế, nhưng để làm được điều này thì cần bước đi và lộ trình cụ thể.
Một số giải pháp mới Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng chia sẻ đang triển khai là: Chuẩn bị sẵn sáng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như quỹ đất sạch, nguồn cung cấp điện, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính… Xây dựng các gói ưu đãi đặc biệt áp dụng cho các dự án quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị hoặc đạt tỷ lệ nội địa hóa cao. Bộ KH&ĐT đã dự thảo các gói ưu đãi đặc biệt này và đang xin ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bên cạnh đó, đã tiếp xúc trực tiếp các nhà đầu tư lớn, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư theo hình thức trực tuyến, online để cập nhật thông tin về các chính sách mới, trả lời những mối băn khoăn của nhà đầu tư.
Thời gian vừa qua, Bộ KH&ĐT đã có nhiều cuộc toạ đàm trực tuyến với lãnh đạo cấp cao các tập đoàn lớn trên thế giới và khi cần thiết thì có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp để trao đổi, hỗ trợ kế hoạch đầu tư của các tập đoàn tại Việt Nam. Đồng thời, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan ngoại giao, các hiệp hội doanh nghiệp, các công ty tư vấn, công ty luật, ngân hàng, quỹ đầu tư để tiếp cận lên danh sách các doanh nghiệp đang có quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam để chủ động tiếp cận, trao đổi, mời vào đầu tư tại Việt Nam. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật vào Việt Nam làm việc. Hiện Bộ KH&ĐT đã hỗ trợ cho hơn 10.000 chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài vào Việt Nam làm việc để duy trì sản xuất kinh doanh.
- Nghị định 21/2021/NĐ-CP: Khắc phục nhiều bất cập về xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng
- Hơn 1 triệu trâu, bò được tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục
- Chứng khoán 15/4: Nhóm cổ phiếu trụ bị chốt lời, VN-Index mất điểm
- Có thể không cần đến cơ quan thuế để cập nhật thông tin căn cước công dân mới
-
Giá thép xây dựng hôm nay 15/4: Nhiều thương hiệu thép ở miền Nam tăng giá
Kinhtedothi - Nhiều hãng thép tại miền Nam hôm nay đã điều chỉnh tăng giá bán thép. Trong khi đó trên sàn giao dịch T...XEM THÊM -
Hà Nội phấn đấu tạo thêm 10.000 việc làm cho lao động nông thôn
Kinhtedothi - “Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thô...XEM THÊM -
Tỷ giá trung tâm giảm mạnh, USD trên thị trường tự do tiếp tục xuống dốc
Kinhtedothi - Sáng nay (15/4), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD đảo chiều giảm mạnh 17 đồng so với mức công bố ...XEM THÊM -
Nông nghiệp Hà Nội tăng trưởng khả quan
Kinhtedothi - Quý I/2021, ngành nông nghiệp Hà Nội đạt mức tăng trưởng 2,51%, đóng góp quan trọng vào mức tăng tổng s...XEM THÊM -
Giá vàng đảo chiều giảm, thông tin từ Fed giúp đồng USD tăng
Kinhtedothi - Sáng nay (15/4), giá vàng thế giới và trong nước đã đảo chiều giảm mạnh. Đồng USD đã bật tăng sau giảm ...XEM THÊM -
Không lơ là với lạm phát
Kinhtedothi - Lạm phát (CPI) có liên quan trực tiếp đến mức sống thực tế của người tiêu dùng và lòng tin đối với đồng...XEM THÊM
-
Chuyển căn cước công dân gắn chip: Thủ tục thuế thay đổi như thế nào?
Kinhtedothi - Hàng triệu người dân đang thực hiện thay đổi căn cước công dân (CCCD) gắn chíp trên cả nước. Thay đổi căn cước, thủ tục cập nhật thông tin mới liên quan đến lĩnh vực thuế như thế nào ...15-04-2021 08:47
-
Giá lợn hơi hôm nay 15/4/2021: Giảm nhẹ, cao nhất đạt 76.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 15/4, tiếp tục giảm nhẹ, hiện được thu mua trong khoảng 72.000 - 76.000 đồng/kg.15-04-2021 07:54
-
Giá tiêu hôm nay 15/4: Cảnh báo tình trạng nôn nóng xả hàng đẩy giá tiêu giảm không phanh
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 15/4 trong khoảng 69.500 - 73.000 đồng/kg. Sau khoảng thời gian vài tuần giá chững lại thì hiện tại những người đầu cơ vay tiền để trữ tiêu đã bắt đầu "nóng ruột" và ...15-04-2021 07:02
-
Giá cà phê hôm nay 15/4: Arabica ở mức cao nhất trong vòng 1 tháng, Robusta vượt ngưỡng 1.400 USD/tấn
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 15/4 trong khoảng 32.100 - 33.000 đồng/kg. Giá cà phê thế giới tiếp tục tăng mạnh, Arabica liên tiếp có phiên tăng ấn tượng.15-04-2021 06:35
-
Chứng khoán 14/4: MSN thăng hoa, VN-Index bật tăng phiên chiều
Kinhtedothi – Phiên giao dịch hôm nay (14/4), thị trường chứng khoán (TTCK) diễn biến trái chiều giữa 2 phiên sáng và chiều. Phiên sáng nhóm VN30 chịu áp lực bán ồ ạt đã khiến chỉ số VN-Index ngay ...14-04-2021 16:11
- Ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ và Hà Nội mưa dông cục bộ
- Vụ án “Buôn lậu, sản xuất 200 triệu lít xăng giả”: Bắt Giám đốc Công ty Petrolimex Long An
- Mở gian hàng miễn phí khi tham gia Hội sách trực tuyến
- Dự án hầm chui Lê Văn Lương: Cam kết thi công đúng giấy phép
- Hà Nội: Khai trừ Đảng đối với 4 cán bộ có vi phạm
- Rơi từ tầng cao, 1 phụ nữ tử vong ở sảnh chung cư Thái Hà - Constrexim 1
- Hải Phòng: Đã bắt được nghi phạm gây ra vụ nổ ở tiệm vàng Đức Đệ
- Hà Nội triển khai thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị
- Hà Nội: Kiến nghị kịp thời ngăn chặn thông tin độc hại trên mạng, tránh ảnh hưởng đến ứng cử viên trong vận động bầu cử