Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Võng Xuyên làm giàu từ cây hành hoa

Kinhtedothi - Hành hoa là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ. Hiện địa phương đang có nhiều chính sách ưu tiên phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng ATTP, tiến tới xây dựng thương hiệu vững chắc trên thị trường.
 Người dân xã Võng Xuyên đang chăm sóc cây hành hoa.
Ông Tạ Hoài Luân, thôn Võng Nội, xã Võng Xuyên là một trong những hộ có diện tích trồng hành hoa lớn của địa phương. Hiện gia đình ông đang canh tác 6 sào hành, trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 20 tấn hành thương phẩm, cho thu nhập gần 200 triệu đồng cho gia đình.
Ông Luân cho biết, hành là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian quay vòng gối vụ nhanh nên hiệu quả kinh tế cao. Trung bình, mỗi năm người dân có thể trồng từ 7 – 8 lứa hành, mỗi lứa có thời gian từ 30 – 40 ngày tùy vào điều kiện thời tiết. Nếu được chăm sóc tốt, trung bình mỗi sào hành hoa cho thu hoạch khoảng 7 tạ/vụ. Với giá bán dao động từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, mỗi sào có thể cho thu nhập 30 – 40 triệu đồng/năm, thậm chí những năm được mùa, được giá có thể thu nhập 60 – 70 triệu đồng/sào. Theo kinh nghiệm nhiều năm của ông Luân, để hành sinh trưởng và phát triển tốt, người dân cần chủ động nguồn nước tưới tiêu, cung cấp độ ẩm kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển.
So với cây lúa và một số loại rau màu khác, trồng hành đem về thu nhập cao hơn gấp nhiều lần. Ngoài làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, loại cây này còn có thể làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nên nhu cầu tiêu thụ hành hoa hàng năm rất lớn. Xác định được nhu cầu của thị trường, qua khảo sát điều kiện ở địa phương, từ năm 2012 trở lại đây, xã Võng Xuyên đã có chủ trương khuyến khích người dân phát triển hành hoa trở thành cây trồng chủ lực.
Để hành hoa có thể đem lại thu nhập cao nhất cho bà con, ngoài cơ chế hỗ trợ, xã Võng Xuyên còn thường xuyên tập huấn khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất hành đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP. Nhờ vậy, sản phẩm hành hoa Võng Xuyên luôn được thị trường ưa chuộng. Hiện nay, ngoài cung cấp cho các chợ đầu mối lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, người dân Võng Xuyên còn cung cấp hành cho các công ty sản xuất mỳ ăn liền, đặt hàng với số lượng lớn.

Theo Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên Lê Đình Bình, toàn xã có hơn 40ha chuyên trồng hành hoa, trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm, doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay hành hoa vẫn chủ yếu bán buôn qua các thương lái, giá cả không được ổn định, phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường và mùa vụ. Có thời điểm hành bán được 20.000 – 30.000 đồng/kg, nhưng cũng có lúc xuống giá chỉ còn 1.000 – 2.000 đồng/kg, thậm chí có những lúc không bán kịp người dân phải nhổ bỏ vứt xuống ao cho cá ăn.

Vì vậy, muốn tăng giá trị thu nhập, trước tiên phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, xã Võng Xuyên đang triển khai dự án sản xuất tập trung cây hành lá với diện tích 88,4ha theo tiêu chuẩn VietGAP. Để hiện thực hóa chủ trương này, xã thường xuyên mời các cán bộ kỹ thuật về tập huấn cho bà con kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua đó thay đổi dần tập quán và thói quen canh tác của bà con. “Thời gian tới, địa phương sẽ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cây hành hoa Võng Xuyên và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài cung cấp cho thị trường truyền thống trong nước, mục tiêu xa hơn là xuất khẩu, để nâng cao giá trị và thu nhập cho bà con” – ông Bình cho biết thêm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ