"Vũ khí hóa" kinh tế ở Myanmar
Kinhtedothi - Từ tạp hóa, siêu thị đến trường học, bệnh viện, ngân hàng... người Myanmar đang đồng loạt đình công với hy vọng rằng hành động của họ sẽ buộc quân đội phải trao trả lại quyền lực sau cuộc đảo chính hôm 1/2.
Tin liên quan
-
SCMP: Lối thoát duy nhất cho Myanmar
- Myanmar: Chính biến cùng Covid-19 đẩy giá gạo, giá xăng tăng phi mã
- Quốc tế báo động về tình trạng bạo lực leo thang tại Myanmar
Một ngân hàng, một trung tâm mua sắm, một trạm xăng và một ga đường sắt ở TP Yangon vắng vẻ hôm 18/3. |
Theo New York Times, kể từ khi quân đội nắm quyền lãnh đạo ở Myanmar vào tháng trước, cả một quốc gia đã đi vào bế tắc: Cửa sổ các bàn giao dịch ngân hàng bám đầy bụi; hàng hóa tại cảng không được thu gom; những chồng tài liệu chất đống trong các cơ quan Chính phủ ở Thủ đô Naypyidaw. Về cơ bản là quá ít người ở lại để xử lý các thủ tục giấy tờ.
Trong khi hầu hết người phản đối đảo chính vẫn tiếp tục xuống đường, bất kể ít nhất 220 người đã thiệt mạng do đụng độ với lực lượng an ninh, hàng triệu lao động Myanmar đã từ chối đi làm để thể hiện sự chống đối của mình. Hậu quả của làn sóng này đối với nền kinh tế được cho là không hề nhỏ.
Theo các quan chức từ 4 bộ, tới 90% hoạt động của Chính phủ quốc gia Myanmar đã ngừng hoạt động, các nhà máy đang "chạy không". Trong tháng 2 vừa qua, cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh quốc gia này ghi nhận mức sụt giảm, chỉ có 190 đăng ký mới so với gần 1.300 cùng kỳ năm trước.
Quân đội Myanmar đã lãnh đạo đất nước trong gần 60 năm, được đánh giá là ít có kinh nghiệm trong việc điều hành một nền kinh tế bắt đầu hội nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu trong suốt 1 thập kỷ cải cách vừa qua.
Các nhà đầu tư nước ngoài tại Myanmar đang trở nên thận trọng: Toyota trì hoãn kế hoạch mở nhà máy; Ngân hàng Thế giới tạm dừng giải ngân tại Myanmar... Trong khi các lệnh trừng phạt của các chính phủ phương Tây đối với các sĩ quan và công ty quân đội Myanmar ngày một gia tăng.
Trong các cuộc đột kích sau vụ đảo chính, binh lính vây bắt hàng trăm quan chức được coi là trung thành với Chính phủ dân sự do đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ lãnh đạo. Một cố vấn kinh tế người Australia cho nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi cũng bị bắt. Hơn 200 nhân viên của ngân hàng T.Ư, bao gồm 5 phó giám đốc, đã bị sa thải vì bất tuân dân sự.
Do đó, thuế gần như không thể được thu ở Myanmar lúc này. Phần lớn các giấy phép xuất/nhập khẩu và nhiều giấy phép khác không còn được cấp nữa. Với việc nhân viên của các ngân hàng tư nhân đang tham gia cuộc đình công, hầu hết các dòng tiền vào và ra khỏi đất nước cũng đã ngừng lại. Nhiều công ty đã không thể trả lương cho nhân viên. Các ngân hàng quân đội hạn chế rút tiền vì sợ cạn kiệt.
Tuần trước, quân đội đã ra lệnh cho các ngân hàng tư nhân chuyển tiền do các thương nhân nông nghiệp ký gửi cho các ngân hàng nhà nước hoặc quân đội, để số tiền này có thể được rút ra cho vụ thu hoạch sắp tới. Yêu cầu này đã không được đáp ứng.
Theo New York Times, Myanmar hiện đang thiếu nhiều thứ cùng một lúc: Xăng cho ô tô, ngũ cốc và các loại đậu nhập khẩu, thậm chí cả kem đánh răng. Theo Chương trình Lương thực Thế giới, tại Yangon - TP lớn nhất của nước này - giá bán lẻ dầu cọ đã tăng 20% kể từ cuộc đảo chính.
Mọi người hiện đã quen với việc xếp hàng dài để rút tiền ở ATM, nhận lương hưu, để được phát gạo và cà ri. Các công nhân của nhà máy đình công đang phải lựa chọn giữa việc đội mũ cứng và kính bảo hộ để tham gia biểu tình, hay chờ đợi dưới trời nắng nóng để có được bất cứ nhu yếu phẩm nào được cấp vào ngày hôm đó.
Hiện tại, các mạng lưới tài chính phi chính thức đang giúp giảm bớt phần nào nỗi đau của việc mất lương. Tại Mandalay - TP lớn thứ 2 ở Myanmar - một nhóm Facebook do những người dân thường điều hành đã gây quỹ để hỗ trợ gần 5.000 người đang tham gia phong trào phản đối quân đội, được gọi là tổ chức CDM.
U Ko Ko Zaw, một trong những cư dân đã bỏ trốn khỏi nhà với 1 vali đồ dùng cá nhân, 1 bình dầu ăn và 1 con gà sống, chia sẻ về quyết định đình công của mình: "Chết vì đói cũng được, họ sa thải tôi cũng không sao. Tôi sẽ tiếp tục vì tôi tin rằng nó có thể làm suy giảm nền kinh tế của họ".
Tóm lại, một tầng lớp người dân ở Myanmar dường như đang "vũ khí hóa" nền kinh tế, đánh cược rằng sự đình trệ lúc này sẽ khiến quân đội và nguồn lực cần thiết để điều hành đất nước gặp khó khăn, buộc phải từ bỏ vào một ngày không xa.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Nga "lôi" Mỹ vào căng thẳng trục xuất ngoại giao với Czech
Kinhtedothi - Phía Nga khẳng định Mỹ đứng sau quyết định trục xuất ngoại giao gây căng thẳng vừa qua của Cộng hòa Czech.XEM THÊM -
Di sản V4: Cơ hội khám phá các nền văn hóa Trung Âu
Kinhtedothi - Cuộc thi viết cho người dùng Wikipedia quy mô lớn lần này sẽ là trải nghiệm quý giá khám phá đất nước, ...XEM THÊM -
“Tổng thống Mỹ và Nga sẽ gặp nhau trong hoàn cảnh thích hợp”
Kinhtedothi - Tuyên bố trên vừa được Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan thông báo hôm 18/4, khi đề cập đến kế hoạ...XEM THÊM -
Bảo vệ khí hậu trái đất: Chủ đề chung, mục tiêu riêng
Kinhtedothi - Bảo vệ khí hậu trái đất cho đến nay đã được rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới coi trọng...XEM THÊM -
Đằng sau mức tăng trưởng GDP kỷ lục của Trung Quốc
Kinhtedothi - Trung Quốc vừa báo cáo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 đạt 18,3%, tăng kỷ lục so ...XEM THÊM -
Trong 48 giờ, Tổng thống Mỹ "nói lại" chính sách tiếp nhận di cư vì bị phản đối
Kinhtedothi - Từng hứa hẹn sẽ nâng mức trần tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ lên hơn 60.000 người trong năm nay, Tổng th...XEM THÊM
-
Thái Lan xác nhận Thống tướng Myanmar tham dự Thượng đỉnh ASEAN sắp tới
Kinhtedothi - Đây cũng được coi là chuyến công du chính thức đầu tiên của ông Min Aung Hlaing kể từ chính biến ngày 1/2 theo đó quân đội lên nắm quyền tại quốc gia này.18-04-2021 10:45
-
IAEA xác nhận Iran đã bắt đầu làm giàu uranium ở mức tinh khiết 60%
Kinhtedothi - Trước đó, Iran cũng đã thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về dự tính này.18-04-2021 09:58
-
Sunday Times: Anh điều tàu chiến tới Biển Đen giữa căng thẳng Nga-Ukraine
Kinhtedothi - Tờ Sunday Times trích nguồn tin hải quân cấp cao cho biết, các tàu chiến của Anh sẽ tới Biển Đen vào tháng 5 tới trong bối cảnh căng thẳng nổi lên giữa Ukraine và Nga.18-04-2021 09:58
-
Quyết định gây tranh cãi của Tokyo
Kinhtedothi - Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 13/4 thông báo, Chính phủ Tokyo đã chốt phương án xả nước thải nhiễm phóng xạ từ tỉnh Fukushima ra Thái Bình Dương, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ...18-04-2021 06:24
-
Vương quốc Anh tổ chức tang lễ đặc biệt cho Hoàng thân Philip
Kinhtedothi - Nữ hoàng Elizabeth II ngồi một mình tại Nhà nguyện Thánh George trong thời gian diễn ra tang lễ của Hoàng thân Philip để đảm bảo an toàn trước nguy cơ dịch Covid-19.17-04-2021 22:32
- Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng “ra lời kêu gọi” giải cứu hành tím
- VEPR dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6 - 6,3% năm 2021
- Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền thế giới
- Vụ “Tổ chức đánh bạc; Rửa tiền”: Đề nghị hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt đối với Phan Sào Nam
- Không được dùng tiền để lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử
- [Ảnh] Dòng người nô nức dâng hương trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021
- Quản lý chặt an toàn thực phẩm
- Thi lớp 10 trường chuyên tại Hà Nội: Không nên tạo thêm áp lực cho học sinh
- Giải mã những bí ẩn kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý