Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng cục Hải quan nói gì về vụ SEVEN.am cắt nhãn mác

Kinhtedothi - Bên lề “Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về ngăn chặn gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại” ngày 14/11, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) Âu Anh Tuấn cho biết, Tổng cục quản lý thị trường đang chủ trì điều tra, xác minh sự việc thương hiệu SEVEN.am cắt nhãn mác để lừa dối người tiêu dùng.
Về phía Tổng cục Hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu cũng đang thực hiện hoạt động rà soát, kiểm tra. Theo kết quả rà soát ban đầu của Tổng cục Hải quan, Công ty CP MHA (đơn vị quản lý và khai thác thương hiệu SEVEN.am) chỉ mở 1 tờ khai nhập hàng từ Trung Quốc, trong khi số lượng hàng hóa mà lực lượng quản lý thị trường tạm thu giữ lên đến 9000 sản phẩm cho thấy nhiều điểm bất thường. Trả lời câu hỏi liệu Công ty CP MHA có nhập hàng hoá qua đường tiểu ngạch đưa về Việt Nam tiêu thụ, ông Âu Anh Tuấn thông báo còn phải chờ Cục Điều tra chống buôn lậu kiểm tra, xác minh đầy đủ thông tin rồi mới đưa ra kết luận cuối cùng.
 Quản lý thị trường kiểm tra cửa hàng seven.am tại 135 Trần Phú

Trước đó ngày 12/11, Đội quản lý thị trường số 14 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) sau khi kiểm tra 5 địa điểm kinh doanh thương hiệu thời trang SEVEN.am đã lập biên bản tạm giữ hơn 9.035 sản phẩm của thương hiệu này do chưa xuất trình đầy đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.Trong đó, có 5.445 chiếc đầm, 409 chiếc chân váy, 1.902 chiếc áo khoác, 838 chiếc áo, 279 chiếc quần, 124 bộ quần áo, 24 túi xách và 14 chiếc ví. Tại của hàng Seven.am 135 Trần Phú (Hà Đông), đại diện cơ sở này chỉ xuất trình cho đoàn kiểm tra 1 bản đăng ký nhãn hiệu SEVEN.am còn hạn sử dụng; Giấy chứng nhận hợp quy Số 14518064; Đăng ký kinh doanh, Hợp đồng kinh tế may mặc được ký từ ngày 2/1/2018 với Công ty TNHH Thời trang quốc tế Bảo Anh, 1 hóa đơn thanh toán với Công ty TNHH Thời trang quốc tế Bảo Anh từ tháng 5/2019.
Khi lực lượng chức năng yêu cầu đại diện 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.am cung cấp thêm bản công bố hợp quy, các hóa đơn khác để đối chiếu, chứng minh nguồn gốc số hàng đang bán, đại diện các cơ sở đã không giải thích được cơ sở chất lượng gắn số hợp quy và đều không xuất trình được đầy đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa và chưa công bố hợp quy cho sản phẩm để đưa ra lưu thông theo quy định. Đội QLTT số 14 đã tiến hành lấy 3 mẫu sản phẩm để giám định chất lượng, đồng thời mở rộng điều tra làm rõ, để xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: hướng xây dựng sản phẩm OCOP đặc sắc

Ninh Bình: hướng xây dựng sản phẩm OCOP đặc sắc

18 Jun, 07:22 PM

Kinhtedothi - Nhiều sản phẩm OCOP của Ninh Bình đã phát huy được thế mạnh, nguồn nguyên liệu được tận dụng, sẵn có tại địa phương, tạo nên những sản phẩm OCOP là đặc sản vùng miền.

Tôn vinh hàng Việt - khơi dậy nội lực quốc gia

Tôn vinh hàng Việt - khơi dậy nội lực quốc gia

12 Jun, 01:47 PM

Kinhtedothi - Tối 11/6, Hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố, mở màn chuỗi sự kiện tiêu dùng - du lịch - xúc tiến thương mại lớn trong mùa hè sôi động của Đà Nẵng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ