Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ): Bỏ quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ nhưng vẫn cần sát hạch để đảm bảo trình độ đáp ứng công việc

Linh Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtdeothi-Tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ do Bộ Nội vụ tổ chức chiều nay (19/3), xung quanh vấn đề quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Đảm bảo công bằng trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức
Tại buổi họp báo, Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) Trương Hải Long khẳng định: Liên quan việc giảm tải chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác quản lý sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong quá trình soạn thảo thông tư của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội đã kịp thời có ý kiến để Bộ GD&ĐT sửa về yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với giáo viên các cấp. Từ đó, mới đây Bộ GD&ĐT đã ban hành 4 thông tư về tiêu chuẩn giáo viên mầm non và phổ thông các cấp trong đó không quy định phải có chứng chỉ này trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo. Ngoài ra, đến nay trong các chùm tiêu chuẩn với CCVC, Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành Thông tư về chức danh CCVC của ngành trong đó không quy định chứng chỉ ngoại ngữ tin học. Vừa qua, theo lĩnh vực ngạch CCVC chuyên ngành quản lý, Bộ Nội vụ đã xây dựng thông tư sửa đổi về tiêu chuẩn công chức hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, đã gửi lấy tổng hợp ý kiến các bộ ngành, địa phương; hiện Vụ Công chức - Viên chức đang thẩm định để báo cáo lãnh đạo Bộ sớm ban hành. Ngoài ra, triển khai quy định mới của Luật CBCC sửa đổi, Bộ Nội vụ hướng tới đẩy mạnh giảm thủ tục thi cử phiền hà, sẽ đề nghị Bộ TT&TT bổ sung thêm hình thức xét tuyển phóng viên; 2 bộ sẽ sớm thống nhất để Bộ TT&TT ban hành thông tư này.
“Chủ trương không quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là đúng đắn, tạo được đồng thuận cao. Tuy nhiên, câu chuyện bỏ chứng chỉ này không có nghĩa không cần ngoại ngữ, tin học nữa. Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định về chương trình đào tạo ngoại ngữ quốc gia, chương trình đào tạo ngoại ngữ với CBCCVC. Tùy yêu cầu vị trí việc làm, không cần nộp chứng chỉ nhưng cơ quan đơn vị vẫn cần tổ chức thi hoặc sát hạch để CBCCVC đảm bảo trình độ đáp ứng yêu cầu công việc" - ông Trương Hải Long nhấn mạnh. Cũng theo Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, các bộ ngành khác không thể dùng thông tư của Bộ Nội vụ để thay thế, song với trách nhiệm cơ quan tham mưu về quản lý CBCCVC, Bộ Nội vụ sẽ sớm họp với các bộ quản lý chuyên ngành để đưa ra ý tưởng, yêu cầu các bộ sửa đổi bổ sung quy định của ngành mình, để đảm bảo công bằng trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý CBCCVC. Cần xem xét tổng thể khi chuyển đổi, không chỉ với ngành giáo dục, để đảm bảo đồng bộ, tránh trùng lặp” - Vụ trưởng khẳng định.
 Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng (trái) chủ trì họp báo
Về vấn đề này, chủ trì buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh: Trước đây có Nghị định 18 năm 2010, sau đó Nghị định 101 năm 2017, trên cơ sở Luật Công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2020, đến năm 2019 Quốc hội cũng sửa 2 luật này trong đó có rất nhiều điểm mới về quy định tiêu chuẩn đối với CCVC. Trên tinh thần đó, đồng thời với việc đào tạo CBCCVC thì có quy định về vị trí việc làm (đối với công chức theo Nghị định 62 năm 2020 và đối với viên chức theo Nghị định 106 năm 2020), trong đó quy định vị trí việc làm là gì trên cơ sở định nghĩa của Luật (gồm mô tả công việc, xác định khung năng lực). Về phân cấp thẩm quyền, giao cho bộ quản lý ngành lĩnh vực: Đối với ngành lĩnh vực quản lý ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức đó thì phải quy định cụ thể vị trí việc làm và bảng xác định khung năng lực. Như Bộ GD&ĐT quản lý giáo viên, Bộ TT&TT quản lý các phóng viên…, song phải có trao đổi với Bộ Nội vụ trước khi ban hành thông tư.
Đồng bộ, thống nhất khi cụ thể hóa các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm
Liên quan vấn đề bổ nhiệm phó giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư ở tỉnh Vĩnh Phúc gây nhiều quan tâm của dư luận gần đây, Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Trương Hải Long cho hay: Theo quy định pháp luật hiện hành, chức danh phó giám đốc sở thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Thường vụ tỉnh/thành ủy, và việc bổ nhiệm phải đảm bảo đúng các quy định của Đảng, Chính phủ về công tác cán bộ và quy định cụ thể của địa phương. Căn cứ Quy định 89 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá chức danh lãnh đạo các cấp gồm tiêu chuẩn về chuyên môn, chính trí, quản lý nhà nước…, theo phân cấp thẩm quyền, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định về tiêu chuẩn đối với công chức giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong cơ quan hành chính các cấp. Song, Ban Tổ chức Trung ương muốn chậm lại thời điểm ban hành Nghị định này, để sau khi Bộ Chính trị thông qua bảng các chức danh tương đương trong hệ thống chính trị để đảm bảo đồng bộ thống nhất khi thể chế hóa cụ thể các quy định của Đảng về tiêu chuẩn bổ nhiệm.
 Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Trương Hải Long thông tin tại buổi họp báo
Ông Trương Hải Long thông tin, về trường hợp cụ thể ở Vĩnh Phúc, đến nay Tỉnh ủy đã có văn bản báo cáo gửi Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền của Đảng liên quan công tác bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trong đó có trường hợp Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025); Vụ Công chức - Viên chức đã làm việc với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, đề nghị rà soát báo cáo tổng thể các trường hợp tương tự ở tỉnh, sau đó Bộ sẽ kiểm tra đánh giá, báo cáocấp có thẩm quyền, thông tin cho báo chí.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăngkhẳng định, theo quy định, không quy định tuổi tối thiểu mà chỉ quy định trần tuổi tối đa khi bổ nhiệm; cũng không quy định cụ thể thời gian công tác.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần