Vụ vỡ đập thủy điện tại Lào: Thảm họa đã được cảnh báo như thế nào?

Lan Hương (Theo Straits Times)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ vài giờ trước khi xảy ra thảm họa vỡ đập tại Lào, các tập đoàn Thái Lan và Hàn Quốc thực hiện dự án đã cảnh báo về vết nứt trên con đập.

Chỉ vài giờ trước khi xảy ra thảm họa hôm thứ Hai, các tập đoàn Lào, Thái Lan và Hàn Quốc thực hiện dự án đã cảnh báo, một trong con đập không an toàn và sẽ đổ hàng tỉ mét khối nước xuống vùng hạ lưu nếu bị sập.
 Có ít nhất 7 ngôi làng bị ảnh hưởng bởi vụ vỡ đập thủy điện.
Ngày 22/7, một quan chức của SK Engineering & Construction của Hàn Quốc, một trong những công ty xây dựng dự án, đã xác nhận với tờ TIME (Anh) rằng đã phát hiện các vết nứt trên đập và đề xuất sơ tán 12 làng xung quanh. Ngày 23/7, SK Engineering & Construction nỗ lực khắc phục bất thành. Đến 18h cùng ngày, mức độ hư hại của công trình trở nên nghiêm trọng do lượng nước đổ về tăng cao sau nhiều ngày mưa.
Khoảng 20h ngày 23/7, công trình sụp đổ, giải thoát lượng nước lớn xuống hạ lưu, hướng về khu vực dâng cư cách đó gần 5 km. Công ty Thái Lan tham gia vào dự án Ratchaburi Electricity Generating Holding cho biết, sau khi mưa bão liên tục kéo dài đã khiến một lượng nước lớn chảy vào hồ chứa của dự án.
 
Dự án 410 MWXe-Pian Xe-Namnoy dự kiến ​​sẽ được tung ra thị trường trong năm nay, với kế hoạch bán 90% công suất phát điện cho Thái Lan. Con đập đổ sập là một con đập phụ được gọi là "Đập cát D", là một phần của mạng lưới gồm 2 đập chính và 5 đập phụ trong dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy.
Lào trong những năm gần đây đã đầu tư mạnh vào thủy điện - chiếm khoảng 30% giá trị xuất khẩu của quốc gia này. Chính phủ có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng năng lượng hiện tại vào năm 2020 để trở thành "pin của Đông Nam Á". Nhưng các nhóm hoạt động môi trường đã cảnh báo về tác động của dự án đối với môi trường và các quốc gia trong khu vực.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần