Cụ thể, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội ông Phan Hoài Minh cho biết, thực hiện công tác phục vụ thoát nước mùa mưa theo quy định đơn vị này phải hạ mực nước đệm trên hệ thống ao hồ của TP, trong đó có hồ Tây.
Theo ông Minh, mực nước của hồ Tây (rộng khoảng 500 ha) đang cao hơn quy định khoảng 25 cm. Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội dự kiến xả hơn 1 triệu mét khối nước ra sông Tô Lịch để đưa mực nước hồ Tây xuống mức bình thường.
Sau khi bổ cập khoảng 1 tiếng, bùn đất từ trong cống được đẩy ra sông. Tại thời điểm này, nước vẫn còn đen. |
Với hơn 1 triệu mét khối nước tiếp nhận từ hồ Tây, nước trên sông Tô Lịch được tạo dòng chảy liên tục trong vòng 2 ngày. Theo ông Minh, với hơn 1 triệu mét khối nước tiếp nhận từ hồ Tây, sông Tô Lịch sẽ giảm ô nhiễm trong thời gian tới.
Được biết, hiện tại TP Hà Nội đang thí điểm nhiều biện pháp để “hồi sinh” sông Tô Lịch, trong đó có việc áp dụng công nghệ của Nhật và Đức. Bước đầu, các công nghệ này đã đưa ra kết quả tích cực, trong đó nước đã giảm mùi hôi, và lượng ô xy trong nước cũng cao hơn…
Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng đang trình TP phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào hồ Tây. Từ nguồn nước được bổ cập đó, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sẽ cho xả trực tiếp từ hồ Tây ra sông Tô Lịch. Đây là một trong những phương án được các chuyên gia đánh giá cao trong việc “hồi sinh” sông Tô Lịch.
Trước đó, trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội khóa 15 ngày 8/7 về tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn Hà Nội trong 6 tháng đầu năm, Đại biểu Nguyễn Minh Đức (quận Thanh Xuân) nhấn mạnh việc giải quyết ô nhiễm các dòng sông, đặc biệt ưu tiên xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch. Trước hết là bổ cập nước cho dòng sông có nước để chảy, giảm ô nhiễm trước mắt cũng như lâu dài.