Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xã Tân Lập, huyện Đan Phượng: Đổi thay nhờ nguồn vốn xã hội hóa

Kinhtedothi - Cùng với 14 xã trên địa bàn huyện Đan Phượng, xã Tân Lập đang nỗ lực trên đường hoàn thành Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020. Diện mạo nông thôn nơi đây đang đổi thay ấn tượng nhờ một phần đóng góp quan trọng của các tầng lớp Nhân dân.
Buổi chiều mùa Hè, đám trẻ nhỏ được nghỉ học, tụ tập ven ao môi trường thuộc thôn Hạnh Đàn (xã Tân Lập) để câu cá. Số khác vui đùa, tắm rửa dưới làn nước xanh trong, mát lành. Trên con đường được lát đá phẳng lì, vệ sinh sạch sẽ chạy ven ao môi trường, các cụ ông, cụ bà, anh chị em, cô bác quây quần ngồi hóng mát, hàn huyên dăm ba câu chuyện tạo nên một không gian cộng đồng ấm áp và kết đoàn.
Ao môi trường ở thôn Hạnh Đàn được xây dựng, chỉnh trang nhờ đóng góp của người dân.
Còn nhớ, cách đây chỉ khoảng một năm, không gian sinh hoạt cộng đồng này từng là ao tù, nước đọng. Người dân nơi đây không có lý do gì để lai vãng tới, chứ chưa nói đến tắm rửa, giặt giũ, vui chơi hay ngồi hóng mát... Hộ dân đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo cho ao môi trường này là gia đình ông Nguyễn Tứ Hùng. Năm 2017, sau khi địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động xã hội hóa để chỉnh trang cảnh quan môi trường nông thôn, ông Hùng đã họp gia đình, quyết định ủng hộ trên 2,3 tỷ đồng để cải tạo nguồn nước, xây kè, cứng hóa đường ven cho ao. Công trình hoàn thành mang tới không gian sống trong lành cho sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh ao môi trường nêu trên, gia đình ông Hùng còn ủng hộ gần 200 triệu đồng tu bổ di tích trên địa bàn.

Gia đình ông Hùng là hộ dân đã đóng góp lớn nhất về nguồn lực phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Lập từ khi triển khai giai đoạn 2 đến nay. Bên cạnh hộ ông Hùng, nhiều tập thể, hộ gia đình, cá nhân khác cũng tham gia rất tích cực. Thống kê của UBND xã Tân Lập cho thấy, từ năm 2016 đến nay, toàn xã đã huy động được gần 5,8 tỷ đồng. Trong số này, ngoài giá trị ủng hộ lớn nhất của hộ ông Hùng, Ban quản lý di tích và Nhân dân thôn Đan Hội cũng đóng góp tới 2,3 tỷ đồng xây dựng cổng tam quan và đúc chuông chùa Tán. Nhiều đơn vị ủng hộ kinh phí cải tạo, sửa chữa nhà tổ chùa Kim Âu, cổng chào xã Tân Lập, lắp đặt 57 ghế đá ven các ao môi trường, nâng cấp sân nhà văn hóa ở cụm 8, xây dựng đường hoa và những con đường bích họa… Thành quả của những đóng góp trên là cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp bất cứ ai cũng dễ dàng bắt gặp nơi vùng quê ven đô này.

Chủ tịch UBND xã Tân Lập Nguyễn Hữu Quy phấn khởi cho biết: Diện mạo ngày một đổi thay mà địa phương có được ngày hôm nay là nhờ một phần đóng góp tích cực và rất quan trọng của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Điều này thêm một lần khẳng định vai trò rất lớn của sự đồng thuận, ủng hộ từ phía người dân. Sự đồng lòng này là nhờ công tác thông tin, tuyên truyền được các cấp, ban ngành và địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện hiệu quả. Theo ông Quy, thời gian tới, đây sẽ tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương đối với mục tiêu huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa cho các chỉ tiêu phát triển, phấn đấu đưa xã Tân Lập sớm về đích nông thôn mới giai đoạn 2.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ