Xây dựng chính quyền đô thị: Cơ hội để Long Biên tiếp tục phát triển mạnh

Hà Linh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 27/3, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội và Tổ soạn thảo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội tiến hành khảo sát ở quận Long Biên, phục vụ xây dựng đề án. Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo chủ trì buổi làm việc.

Tham gia đoàn có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, đại diện một số vụ thuộc Bộ Nội vụ.
Lãnh đạo quận Long Biên cho biết, quận có diện tích 6.038ha với số dân tính đến cuối năm 2017 là 291.925 người, có14 đơn vị hành chính. Long Biên có điều kiện thuận lợi để tổ chức không gian đô thị trên địa bàn, tạo cơ hội liên kết kỉnh tế giữa quận vời các tỉnh và TP lân cận, mở rộng thị trường kỉnh doanh và dịch vụ, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận.
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo phát biểu tại buổi làm việc.
Việc xây dựng chính quyền đô thị cần nghiên cứu theo hướng: Tập trung thu gọn đầu mối bộ máy hoạt động, giảm bớt các tầng, nấc trung gian, bảo đảm tính nhanh, nhạy, trong công tác quản lý, giải quyết kịp thời vấn đề cấp thiết của đô thị, dân cư. Tuy nhiên, Bí thư Quận ủy Long Biên Đỗ Mạnh Hải cho rằng, nên quy định nhất định một số phòng, ban, nhưng cần linh hoạt trong tổ chức một số phòng, ban theo đặc thù. Số lượng người ở mỗi phòng, ban phải căn cứ vào từng vị trí việc làm và khối lượng công việc từng giai đoạn.
Nêu ý kiến tại buổi khảo sát, đại diện lãnh đạo quận Long Biên mạnh dạn nêu “Phụ cấp kiêm nhiệm hiện nay giới hạn ở mức tối đa 30% là bất hợp lý, đồng thời đề nghị, nếu không được hưởng 100% thì cũng nên cho hưởng 60% mới có thể khuyến khích người làm việc”. Trong khi một số lãnh đạo quận và phường của quận Long Biên đều nhất trí nên thí điểm bỏ HĐND cấp phường, đồng thời phải thay đổi tổ chức HĐND, UBND cấp quận. Trong khi, Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm Nguyễn Thế Tuấn cho rằng, nếu bỏ HĐND phường với 28 đại biểu, mỗi năm sẽ tiết kiệm được ít nhất là 130 triệu đồng, Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm cũng đồng ý thực hiện mạnh kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở phường, tổ dân phố. Hiện nay, phường có 29 tổ dân phố, nếu giảm xuống còn 20 tổ dân phố và thực hiện kiêm nhiệm thì mỗi năm có thể tiết kiệm được cho ngân sách 500 triệu đồng.
Tuy nhiên, qua một số ý kiến tại buổi khảo sát cho thấy, hiện quận Long Biên còn dư quỹ lương hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng vẫn phải “treo”, không được chi nâng lương, trong khi đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lương thấp, phải làm thêm quá giờ quy định. Theo Chủ tịch UBND phường Thạch Bàn Nguyễn Văn Thắng, cán bộ phường có người được hưởng chế độ 1,0 mức lương tối thiểu, khó có thể phát huy hết tâm huyết... “Trong khi đó, một trong những việc đầu tiên cần làm trong thí điểm xây dựng chính quyền đô thị là thực hiện khoán quỹ lương để có thể nâng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác”, Chủ tịch UBND phường Thạch Bàn nói.
Qua buổi làm việc, đoàn khảo sát đã nghe nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắn về những bất cập, hạn chế trong mô hình chính quyền đô thị hiện nay; kiến nghị, đề xuất hình thức, nội dung của mô hình chính quyền đô thị. Hầu hết ý kiến đều nhất trí về sự cần thiết của việc thí điểm xây dựng chính quyền đô thị. Lãnh đạo nhiều phường bày tỏ sẵn sàng thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, coi đây là cơ hội để quận Long Biên tiếp tục phát triển mạnh.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần