Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền
Ngày 10/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị góp ý vào dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
Tin liên quan
-
Cử tri đề nghị tăng cường kiểm tra, kiểm soát quyền lực
- "Nóng" phần tranh luận về kiểm soát quyền lực tại các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
- Cơ chế kiểm soát quyền lực: Nhận diện cụ thể để có giải pháp mạnh hơn
Ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN) |
Phát biểu khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính chỉ rõ đây là nội dung rất khó, chưa làm một cách bài bản, chuyên nghiệp, chưa có quy định rõ ràng. Bên cạnh đó, đây là vấn đề mới, gây bức xúc trong xã hội.
Qua công tác giám sát, kiểm tra, qua các vấn đề liên quan đến sai phạm trong công tác cán bộ cho thấy việc sử dụng quyền lực chưa bài bản, chưa đúng quy định; có những cán bộ được giao quyền lực đã lạm quyền, lộng quyền mà pháp luật chưa có cơ chế kiểm soát. “Sử dụng không đúng quyền lực, thẩm quyền, lợi dụng quyền lực dẫn đến chạy chức, chạy quyền. Do đó, phải xây dựng cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền,” đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Trình bày đề dẫn, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Túy nhấn mạnh cán bộ là gốc của mọi công việc, công tác cán bộ cũng vô cùng hệ trọng. Qua 30 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ, nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng còn không ít hạn chế, khó khăn, nhất là tình trạng lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực, thao túng trong công tác cán bộ; sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ chậm được ngăn chặn, đẩy lùi. Nạn chạy chức, chạy quyền và tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền còn diễn biến phức tạp, xảy ra tinh vi ở nhiều nơi, nhiều cấp.
Nhận thức về những vấn đề trên, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) nhấn mạnh: “Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện”.
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) đề ra nhiệm vụ “kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền.” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần chỉ rõ: “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn; ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Theo Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Túy, thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ được Bộ Chính trị giao, Ban Tổ chức Trung ương đã thành lập Tổ biên tập khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án, Quy định của Bộ Chính trị về Kiểm soát quyền lực và chống chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ. Đến nay, ngoài việc xây dựng Đề án, Tổ Biên tập đã dự thảo Tờ trình và Quy định của Bộ Chính trị về nội dung này.
"Việc đánh giá đúng, chính xác thực trạng kiểm soát quyền lực, thực trạng chạy chức chạy quyền, chống chạy chức chạy quyền, chỉ ra những ưu, khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp hiệu quả, thiết thực, cụ thể để tăng cường kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ bằng việc ban hành Quy định của Bộ Chính trị về nội dung này có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay," ông Trần Văn Túy nhấn mạnh.
Dự thảo Quy định gồm 4 Chương, 16 điều để xin ý kiến góp ý.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, góp ý tập trung vào một số nội dung tình hình, nguyên nhân hạn chế của kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ, đồng thời làm rõ, phân tích kỹ về bố cục, tên gọi, phạm vi, đối tượng, nguyên tắc của Quy định; về 8 cơ chế để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; nhận diện 19 hành vi chạy chức chạy quyền (5 hành vi của “người chạy” và 14 hành vi của “người được chạy” cả hành vi của tập thể và cá nhân); 6 cách thức phát hiện hành vi chạy chức chạy quyền và việc kiểm tra, kết luận, xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền; về trách nhiệm thực hiện Quy định...
Các ý kiến góp ý tại Hội nghị đều đánh giá cao tính công phu, kỹ lưỡng trong dự thảo do Ban Tổ chức Trung ương soạn thảo, cũng như nhấn mạnh tính cần thiết của Quy định này. Một số ý kiến đưa ra đề xuất, kiến nghị để các quy định về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền chặt chẽ và khả thi hơn khi triển khai trong thực tế.
Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đề nghị Tổ biên tập, lãnh đạo, chuyên viên các vụ, cục, đơn vị thuộc Ban Tổ chức Trung ương tiếp thu tối đa và tổng hợp đầy đủ ý kiến phát biểu của các đại biểu để tham mưu giúp Lãnh đạo Ban chuẩn bị tốt dự thảo Đề án, Tờ trình, Quy định, báo cáo Bộ Chính trị xem xét theo quy định.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Cuộc chiến tháng 2/1979: Quyết bảo vệ từng tấc đất biên cương
Để bảo vệ từng tấc đất biên cương, đã có biết bao liệt sĩ nằm lại chiến trường, chừng đó gia đình mất đi người cha, n...XEM THÊM -
Ngày 20/2, 3.500 thanh niên Hà Nội lên đường nhập ngũ
Kinhtedothi - Ngày 20/2 tới, 3.500 thanh niên Thủ đô sẽ lên đường nhập ngũ. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã h...XEM THÊM -
Những ký ức ám ảnh của người lính Sư đoàn 356
“Thị xã Hà Giang cách trận địa chiến đấu khoảng 2 giờ đi bộ, là một thế giới yên bình đến kỳ lạ, nhưng chúng tôi khôn...XEM THÊM -
Tiêu điểm tuần: Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc
Kinhtedothi - Trong tuần, báo chí, truyền thông trong nước tập trung đưa tin đậm nét kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến bảo vệ...XEM THÊM -
Trung tướng Liên Xô nói về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
Chiến thắng của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc năm 1979 có sự giúp đỡ không nhỏ ...XEM THÊM -
40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Màu xanh biên ải
Nắng sớm tháng 2 trải dài trên lưng núi đá. Âm thanh trong tiết học Lịch sử về truyền thống dựng nước, giữ nước, tinh...XEM THÊM
-
Quyết tâm hướng tới nền hành chính hành động và phục vụ
Kinhtedothi - Với tinh thần chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm đã triển khai Tổ dân phố (TDP) điện tử để Nhân dân tiếp cận với công nghệ mới, giảm thời gian ch...17-02-2019 08:53
-
Lai Châu gặp mặt nhân chứng lịch sử trong chiến tranh biên giới 1979
Hầu hết các cựu binh từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 đã nghỉ hưu, phục viên.17-02-2019 06:31
-
40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Trên ranh giới khốc liệt giữa chiến tranh và hòa bình
Kinhtedothi - Cuộc Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã đi qua 40 năm. Dù sống, chiến đấu trong sự ác liệt, đầy gian khổ, nhưng những người chiến sỹ nơi biên cương vẫn luôn giữ vững t...16-02-2019 20:18
-
Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo Thủ đô
Kinhtedothi - Ngày 16/2, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (3/3/1949 - 3/3/2019), hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 201...16-02-2019 18:28
-
Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979-17/2/2019): Thể hiện sức mạnh của lực lượng tại chỗ
Kinhtedothi - Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa 60 vạn quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam. Về nguyên nhân dẫn đến sự kiện này, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch ...16-02-2019 18:19
- Mưa đá, dông lốc khiến 5 người bị thương, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại
- Cờ bạc vẫn nở rộ sau Tết
- Chạy đua luyện thi vào lớp 6 trường điểm
- Lắp khoang bảo vệ cho tài xế taxi: Ý tưởng táo bạo nhưng cần nghiên cứu thêm
- Thị trường nhà đất trên các tuyến đường mới: Nóng vì “cò” đẩy giá
- Cúng Rằm tháng Giêng 2019: Áp lực đã giảm
- Ngăn chặn hàng ngoại "đội lốt" hàng Việt: “Hàng rào” chưa đủ mạnh
- Quảng bá thơ ca Việt Nam ra thế giới: Vượt rào cản ngôn ngữ
- Lấy ý kiến Nhân dân về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi): Đảm bảo tính khoa học và khả thi cho việc tiếp thu