Đặc sắc nhiều điểm đến, lễ hội
Tại tỉnh Lai Châu, mỗi địa phương đều có những nét văn hoá riêng, bản sắc truyền thống mà không phải nơi nào cũng có được. Đơn cử như tại xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ), ngoài bản Sin Suối Hồ được UBND tỉnh Lai Châu công nhận là điểm du lịch cộng đồng từ năm 2015, hiện thu hút trên 20.000 lượt khách mỗi năm, còn có nhiều điểm đến hấp dẫn khác như: Thác Trái tim, thác Tình yêu, thác Ma Quai Thàng hay du lịch núi Bạch Mộc Lương Tử, đỉnh Sơn Bạc Mây…Tại xã Sin Suối Hồ có bản Sàng Mà Pho với con đường đá cổ Pavi do người Pháp xây dựng từ những năm 1927, được xếp hoàn toàn bằng đá. Bên cạnh đó là cơ hội để trải nghiệm du lịch chợ phiên Sin Suối Hồ vào thứ Bảy hàng tuần. Đây là những điểm nhấn có thể nâng tầm du lịch cho xã Sin Suối Hồ nói riêng.Bên cạnh các điểm đến, cộng đồng các dân tộc tỉnh Lai Châu còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc mà ít địa phương khác có được. Có thể kể đến các lễ hội như: Gầu Tào, Té nước, Cúng rừng, Tủ cải… Nét văn hóa, văn nghệ độc đáo như: Múa khèn của người Mông; múa sạp, múa xòe của người Thái; múa trống của người Dao cùng với nhiều đặc sản ẩm thực như cơm lam, cá nướng, xôi ngũ sắc, cá muối chua, mật ong rừng, thịt gác bếp, nộm hoa chuối… Tính chủ động của một số địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng cũng là một lợi thế lớn. Đơn cử như tại huyện Tam Đường, theo Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Đào Trọng Thi, từ năm 2015, địa phương đi đầu toàn tỉnh trong việc xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng, thành lập các ban xây dựng điện chiếu sáng nông thôn và chỉnh trang cảnh quan, môi trường…Do nguồn lực đầu tư hạn chế, huyện Tam Đường tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sự chung tay của người dân theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát". Với sự chung sức, đồng lòng của người dân, NTM huyện Tam Đường có nhiều khởi sắc, du lịch cộng đồng cũng ngày một phát triển.Còn không ít rào cảnDù mỗi địa phương tại tỉnh Lai Châu đều có những lợi thế riêng, tuy nhiên nơi đây vẫn còn những hạn chế nhất định. Một trong những yếu tố đầu tiên là ở những bản làng hiện nay vẫn thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng. Vấn đề môi trường cũng là bài toán đối với những bản làng vùng sâu, vùng xa trên chặng đường phát triển du lịch. “Rất nhiều du khách ghé thăm Bản Hon nhưng không thể lưu trú để trải nghiệm trọn vẹn đời sống văn hóa của đồng bào Lự nơi đây. Thay vào đó, họ lựa chọn lên trung tâm huyện thị để ngủ nghỉ, nơi có thể đáp ứng tốt hơn những tiêu chí về sự tiện nghi, sạch sẽ” - Chủ tịch UBND xã Bản Hon (huyện Tam Đường) Nguyễn Văn Tưởng chia sẻ.Theo đánh giá của UBND tỉnh Lai Châu, hiện nay hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu, thiếu tính chuyên nghiệp và còn phát triển nhỏ lẻ. Sản phẩm du lịch NTM bước đầu mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, ăn uống của du khách ở mức giản đơn. Hạ tầng và cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm đến chưa được đầu tư đồng bộ hoặc đã được đầu tư nhưng không bảo đảm chất lượng phục vụ…Một yếu tố khác cũng cần được đề cập tới là liên kết giữa các DN lữ hành và điểm đến du lịch tại tỉnh Lai Châu hiện còn thiếu. Giá trị thu nhập từ dịch vụ du lịch chưa cao và thiếu bền vững. Cùng với đó, việc gắn kết giữa xây dựng NTM, phát triển các sản phẩm du lịch, bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc bản địa với du lịch còn chưa rõ nét. Đây là những rào cản khiến du lịch cộng đồng tại tỉnh Lai Châu chưa thể cất cánh như kỳ vọng.(còn nữa)
Nếu như đến với Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, du khách có thể dễ dàng chọn mua nhiều sản vật để mang về làm quà, thì tại hầu hết những điểm du lịch ở tỉnh Lai Châu hiện nay, sản phẩm du lịch hầu hết còn rất đơn điệu, chưa thực sự đa dạng và hấp dẫn.Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ Trần Bảo Trung |