Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại
Kinhtedothi- Ngày 27/1, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tham luận với chủ đề, “xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã đề cập đến 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã xác định trong giai đoạn tới.
Tin liên quan
-
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn: Đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo nguồn sức mạnh to lớn
- Đoàn đại biểu TP Hà Nội nhất trí cao với các bài học kinh nghiệm, giải pháp, tầm nhìn chiến lược trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, ngành Tài chính đã quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua, có những bước phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế theo cơ chế, thúc đẩy quá trình đổi mới. Xây dựng được hệ thống chính sách thu ngân sách, động viên hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; bao quát các nguồn thu, chống chuyển giá, công khai, minh bạch; chuyển phương thức quản lý thu từ tiền kiểm sang hậu kiểm theo nguyên tắc quản lý rủi ro; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính kết hợp hiện đại hoá công tác quản lý thu; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Nhờ vậy, nên mặc dù liên tục thực hiện điều chỉnh giảm nghĩa vụ thu, cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do, xóa bỏ các khoản phí, lệ phí không phù hợp, nhưng tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 vẫn vượt mục tiêu đề ra và đạt khoảng 6,9 triệu tỷ đồng, tương ứng trên 25% GDP, vượt mục tiêu đề ra.Cơ cấu thu đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, phù hợp với trình độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế, tăng tỷ trọng thu nội địa từ mức bình quân 68,7% giai đoạn 2011-2015 lên mức 82% giai đoạn 2016-2020 và đến năm 2020 đạt mức 85,5%; giảm tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô.Đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững hơn, tăng tỷ trọng vay trong nước từ 39% năm 2011 lên khoảng 64% năm 2020; kéo dài kỳ hạn phát hành bình quân lên mức 14 năm trong năm 2020; lãi suất huy động giảm xuống, năm 2020 còn 2,86%/năm; giảm quy mô nợ công từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,8% GDP cuối năm 2020. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, những kết quả tích cực từ việc cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công giai đoạn 2016-2019 đã tạo dư địa quan trọng cho chính sách tài khóa, nên trong năm 2020 mặc dù kinh tế khó khăn do tác động nghiêm trọng của thiên tai, dịch bệnh, thu ngân sách sụt giảm, nhưng chúng ta vẫn chủ động nguồn xử lý được các vấn đề cấp bách phát sinh, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế, như thực hiện gia hạn cho khoảng 185 nghìn lượt người nộp thuế và thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho khoảng trên 6 triệu người nộp thuế, với tổng kinh phí khoảng 130 nghìn tỷ đồng, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Bước sang giai đoạn 2021-2025, chiến lược 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã xác định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính trong giai đoạn tới. Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu:
Thứ nhất, Tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện chính sách huy động. Phát triển hệ thống thu hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập và thông lệ quốc tế, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiện đại, thuận tiện; tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; điều tiết thu nhập hợp lý; đồng thời tăng tính bền vững, bảo đảm nguồn thu đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Thứ hai, tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, triển khai đồng bộ, hiệu quả các kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch vay - trả nợ công 5 năm và kế hoạch đầu tư công 5 năm; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng cường ổn định vĩ mô vững chắc, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công, từng bước cải thiện dư địa chính sách tài khóa. Đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước trên cơ sở phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường. Tiếp tục phát triển lành mạnh các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, quyết liệt thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 18, số 19 Khoá 12 về tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ máy hành chính, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời cơ cấu lại căn bản chi ngân sách nhà nước.
Thứ năm, khẩn trương hoàn thiện cơ chế về đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp; phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước có vị trí quan trọng, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; cơ cấu lại, phát triển các doanh nghiệp này theo cơ chế thị trường, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công khai, minh bạch, giám sát an toàn khu vực tài chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở những lĩnh vực tài chính quốc gia, tài chính công trọng yếu (ngân sách nhà nước, thuế, hải quan, chứng khoán, quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp…).
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Thủ tướng: Doanh nhân, trí thức đóng góp quan trọng cho sự phát triển đất nước
- Thường trực Thành ủy Hà Nội nhất trí cao với dự thảo 10 Chương trình công tác toàn khoá
- Báo Thanh Hóa có thêm ấn phẩm mới
- [Infographic] Số lượng người giới thiệu ứng cử để bầu 29 đại biểu Quốc hội và 95 đại biểu HĐND TP Hà Nội
-
Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí nếu ra đời cần có một cách quản trị và xử lý khác biệt và chuyên nghiệp h...XEM THÊM -
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong: Khoa học công nghệ - nguồn lực cho Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
Kinhtedothi - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Chương trình 07/CTr-TU không chỉ làm thay đổi nh...XEM THÊM -
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Huyện Gia Lâm cần đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế để sớm phát triển lên quận
Kinhtedothi - Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị, huyện Gia Lâm cần đánh giá đúng để khai thác tốt hơn tiềm năng,...XEM THÊM -
Ông Phùng Văn Dũng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
Kinhtedothi - Theo Quyết định số 836-QĐ/TU ngày 3/3/2021, Ban Thường vụ Thành ủy quyết định điều động ông Phùng Văn D...XEM THÊM -
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh trao quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ
Kinhtedothi - Chiều 5/3, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên Trung ương Đảng...XEM THÊM -
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
Kinhtedothi - Sáng 5/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn, Thường trực Liên minh HTX Việt Nam, Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan Liê...XEM THÊM
-
[Infographic] 10 đơn vị bầu cử tại Hà Nội và số đại biểu Quốc hội được bầu
Kinhtedothi – Ngày 4/3, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã ban hành Nghị quyết số 64 /NQ-HĐBCQG, quy định về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV ở mỗi đơn v...05-03-2021 15:23
-
Văn phòng UBND TP Hà Nội phát động ủng hộ quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2021
Kinhtedothi - Chiều 5/3, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Công đoàn Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ phát động ủng hộ quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2021.05-03-2021 14:54
-
Hà Nội: Phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
Kinhtedothi - Ngày 5/3, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương kết quả phong trào thi đua năm 2020, phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đạ...05-03-2021 13:31
-
Điều động đồng chí Nguyễn Việt Hà giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Thanh Xuân
Kinhtedothi - Ngày 5/3, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Quận ủ...05-03-2021 12:36
-
Đồng chí Nguyễn Xuân Lưu được điều động, phân công giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội
Kinhtedothi - Ngày 5/3, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Quận ủ...05-03-2021 12:00
- Ngày Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, người lao động được nghỉ 4 ngày
- Hải Dương ghi nhận thêm 6 ca mắc mới Covid-19
- Thường trực Thành ủy Hà Nội nhất trí cao với dự thảo 10 Chương trình công tác toàn khoá
- Điều chỉnh chính sách bồi thường tại các dự án trọng điểm ở TP Hồ Chí Minh
- [Graphic] Những nội dung cần thỏa thuận rõ ràng khi mua bán nhà đất
- Đà Nẵng: Tai nạn thảm khốc, 3 người thương vong
- Hà Nội: Từ 0 giờ ngày 8/3 không thực hiện giãn cách hành khách trên các phương tiện công cộng
- Hoa tươi tăng giá đột biến trước ngày 8/3
- Có thể xảy ra những phản ứng nào sau tiêm vaccine Covid-19?