Xây dựng và nâng cao vai trò văn hóa công sở

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung mang tầm chiến lược trong công cuộc đổi mới.

Mục tiêu của cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch và vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới.

Đến nay, công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng, từng bước đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy hành chính tạo ra sự đồng thuận và hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh, chỉ đạo cải cách hành chính. Bảo đảm đơn giản công khai, minh bạch, thuận lợi cho tổ chức, công dân. Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “ Một cửa”, “ Một cửa liên thông” , ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết thủ tục hành chính tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức. 

Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước trong thời gian tới,  tôi đề xuất sửa đổi trong lĩnh vực cải cách hành chính như sau:

Mỗi cán bộ công chức, viên chức chúng ta cần xác định rõ công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục là một trong những khâu đột phá. Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện CCHC từ cơ sở đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện CCHC. 

Quá trình triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính phải đảm bảo thống nhất đồng bộ, thiết thực, hiệu quả phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cơ quan đơn vị đồng thời gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Cải cách thể chế hành chính cần tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống hóa các văn bản chính sách thuộc lĩnh vực theo thẩm quyền, chỉnh sửa và bổ sung các cơ chế, chính sách theo hướng minh bạch thông thoáng, phù hợp với các văn bản mới ban hành và tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý kinh tế xã hội có hiệu quả chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính đang thực hiện.

Cải cách thủ tục hành chính tập trung chỉ đạo đồng bộ xác định đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi minh bạch cho hoạt động của tổ chức và công dân.

Duy trì cải tiến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 9001/2008 trong tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

 Thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức làm công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định.

Tăng cường kiểm tra giám sát nhằm phát hiện, sử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân có sai phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải cách hành chính nhằm phát huy vai trò cá nhân, tổ chức tham gia cải cách hành chính.

 Hiện đại hóa hành chính nhà nước, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính không cần thiết, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản trên mạng máy tính, nâng cao hiệu quả trang Web của cơ quan.

Xây dựng và nâng cao vai trò văn hóa công sở đối với công sở hành chính thực hiện cơ chế một cửa, cán bộ tiếp dân cần có thái độ mềm mỏng nắm vững các quy chế, nguyên tắc, thủ tục, hướng dẫn cặn kẽ để khách bớt công sức và thời gian đi lại nhiều lần, nhất là cần làm việc đúng giờ quy định.

Văn hóa công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm cất của cán bộ, công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người. Để đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, chúng ta phải tiếp tục chiến đấu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

Thiết nghĩ, tại các công sở, đặc biệt là những nơi tiếp xúc với nhân dân, cán bộ công chức cần nghiêm chỉnh tuân theo các quy định cụ thể về trang phục, cách giao tiếp, trong đó đặc biệt cần tôn trọng nhân dân, chú ý ứng xử với nhân dân một cách có văn hóa. Điều đó góp phần tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh nơi công sở.