Xảy ra oan sai vì bệnh thành tích
Kinhtedothi - Sáng 13/3, hàng loạt vụ xét xử có dấu hiệu oan sai, trong đó có những vụ án nổi cộm đã làm "nóng" phần chất vấn và trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) Trương Hòa Bình về vấn đề án oan, sai trong tố tụng hình sự.
5 vụ án đặc biệt, mới kết luận 1 vụ có oan
ĐB Đỗ Văn Đương (đoàn TP Hồ Chí Minh), ĐB Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) đi thẳng vào 5 vụ án nổi cộm, nghi có dấu hiệu oan sai, đang được dư luận hết sức quan tâm là vụ Hồ Duy Hải (Long An), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng), Hàn Đức Long (Bắc Giang), Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Nguyễn Văn Nén (Bình Thuận). Các ĐB đặt câu hỏi: "Tại sao khi Chủ tịch nước bác đơn giảm án và chính bị cáo Hồ Duy Hải có đơn yêu cầu thi hành án nhưng vụ việc vẫn kéo dài?", "Tại sao Nguyễn Thanh Chấn kêu án nhiều năm nhưng khi hung thủ thật đầu thú thì hội đồng xét xử mới xem xét lại vụ án?"...
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết: Với 5 vụ án đặc biệt nghiêm trọng nói trên, hiện, các cơ quan tố tụng đang phối hợp giải quyết, xem xét rất thận trọng. Cụ thể là xem phần nào đã xét xử đúng, cái gì chưa đúng, đảm bảo nếu oan thì phải kết luận oan, giải oan, nếu có tội thì kết quả phải xác định rõ những căn cứ buộc tội để không bỏ lọt tội phạm. Đồng thời khẳng định, trên đây đều là những vụ việc của thời kỳ trước, trong đó mới có vụ Nguyễn Thanh Chấn đã kết luận là oan, các vụ khác đều đang xem xét, có thể oan, có thể không. Còn trong nhiệm kỳ này cho đến nay chưa có vụ nào oan sai.
Đi vào từng vụ án cụ thể, Chánh án Trương Hòa Bình khẳng định: Vụ Hồ Duy Hải (Long An) đang được xem xét một cách thận trọng. Bản án sơ thẩm kết luận có tội. Sang bản án phúc thẩm bị cáo có phần nói không phạm tội nhưng cơ sở chứng minh không chắc. Việc kiểm tra sau đó khẳng định quá trình điều tra vụ án này có thiếu sót nhưng không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án, nên tòa tuyên tử hình. Chủ tịch nước cũng có quyết định bác đơn đề nghị giảm án của bị cáo. Việc có oan hay không phải căn cứ người có thẩm quyền có kháng nghị hay không, Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao khi đưa ra xét xử mới khẳng định có oan hay không oan. Hiện, bản án đã có hiệu lực và chưa có căn cứ kháng nghị. Lý giải vì sao chưa thi hành án vụ Hồ Duy Hải, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết: Ngoài vấn đề pháp lý cũng cần phải xử lý vấn đề tôn trọng nguyện vọng của gia đình bị cáo và công luận. Mẹ của Hồ Duy Hải có đến TAND tỉnh Long An đề nghị, báo chí dư luận cũng đặt ra vấn đề, sau đó, Chủ tịch nước cũng yêu cầu xem xét lại vụ án này một cách thận trọng một lần nữa.
Vụ án Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng), Chánh án Trương Hòa Bình khẳng định, đây không phải vụ án oan. Lý giải việc 2 bị cáo đều phạm tội hiếp dâm trẻ em nhưng Lê Bá Mai (Bình Phước) nhận án tù chung thân trong khi Hàn Đức Long (Bắc Giang) là tử hình, Chánh án Trương Hòa Bình nhận định, đây là vấn đề áp dụng pháp luật: Tội này trong Bộ luật Hình sự, nếu nạn nhân dưới 13 tuổi thì khung hình phạt rộng từ 12 - 20 năm đến chung thân và tử hình. Hội đồng xét xử căn cứ tình tiết, thủ đoạn, hành vi, tính chất nghiêm trọng, yếu tố tăng nặng, giảm nhẹ... và đưa ra quyết định độc lập trong phạm vi khung hình phạt của luật, Chánh án TANDTC cũng không can thiệp được...
Trách nhiệm thuộc về tòa án
Dẫn chứng ra vụ án Phạm Văn Lã (Long An) yêu cầu bồi thường 21 năm qua nhưng các cơ quan địa phương, T.Ư có dấu hiệu đùn đẩy, không thống nhất với nhau, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) hỏi về trách nhiệm của Chánh án đến đâu. Chánh án Trương Hòa Bình cho rằng: Nếu có việc đùn đẩy thì cả 3 cơ quan tố tụng đều có lỗi với dân, làm thiệt hại quyền lợi của người dân, đình chỉ, để kéo dài là sai, cần phải kiểm điểm. Tuy nhiên, còn do quy định pháp luật chưa chặt chẽ. Cho nên cần có cơ quan trọng tài quyết định cơ quan nào phải bồi thường oan sai, còn trách nhiệm thế nào sẽ xử lý sau. Ngoài ra, cần phải sửa Luật Bồi thường Nhà nước.
Trước các câu hỏi về bức cung, nhục hình được đặt ra trong phiên chất vấn, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thừa nhận, có trường hợp sử dụng bức cung, nhục hình, đặc biệt là ở các cơ quan điều tra cấp huyện. Như vụ Ngô Thanh Kiều (Phú Yên), đối tượng đã có tiền án, cơ quan điều tra thay vì làm đúng quy trình thì do nôn nóng, muốn lập thành tích kết thúc vụ án đã dùng bức cung, nhục hình. Và 5 cán bộ tư pháp Tuy Hòa liên quan đã bị xử lý. Còn các vụ án trên, có bức cung, nhục hình hay không, phải xem xét cụ thể mới kết luận được.
Cùng với đó, giải trình nguyên nhân nhiều vụ án oan sai hoặc có thể dẫn đến oan sai, Thứ trưởng Lê Quý Vương cho rằng, nguyên nhân cơ bản là "chưa tập trung tôn trọng chứng minh sự thật khách quan", trong điều tra vẫn trọng cung hơn trọng chứng cứ. Chưa coi trọng khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, giám định, bảo quản..., nên các thiếu sót chủ yếu tập trung vào vấn đề tố tụng. Cán bộ điều tra cũng còn hạn chế về năng lực, phẩm chất, trách nhiệm, không tuân thủ quy trình điều tra, thời gian qua có một vài việc là do tư tưởng thành tích, nôn nóng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhận định: Tất cả các vụ án oan sai, dù sai ở khâu nào, nhưng đã đưa ra xét xử thì trách nhiệm đều thuộc về tòa án, trực tiếp chịu trách nhiệm là thẩm phán và hội đồng xét xử, chịu trách nhiệm tinh thần cao nhất là Chánh án TANDTC.
Giải pháp chống oan, lọt tội mà Chánh án TANDTC đưa ra trong phiên chất vấn là thực hiện tốt tranh tụng tại tòa, phát huy vai trò luật sư tham gia từ đầu. Cùng với đó là nâng cao chất lượng cán bộ ngành tòa án, đủ năng lực tranh tụng và phát hiện sai phạm qua tranh tụng. Đồng thời yêu cầu cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát nâng cao chất lượng cán bộ, vì công lý chứ không vì thành tích.
![]() Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn của các đại biểu. Ảnh: TTXVN
|
Sau phiên chất vấn về án oan tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 (tháng 11/2013), TANDTC đã tham gia tổ công tác liên ngành xem xét một số vụ án có đơn kêu oan gửi các cơ quan T.Ư. Cụ thể, các cơ quan đã thụ lý xem xét 35 trường hợp có đơn kêu oan được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình (chiếm 1,6% số bị cáo có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình từ năm 2012 - 2014). Trong số này, cơ quan tố tụng đã xem xét, giải quyết 24 trường hợp (có 21 trường hợp đã trả lời không có căn cứ kháng nghị; kháng nghị để giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm 3 trường hợp). Đối với 11 trường hợp còn lại, TANDTC đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương nghiên cứu, giải quyết theo quy định của pháp luật. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND nhiệm kỳ 2021-2026: Khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch bầu cử
- Hội nghị thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư khóa XII: Bước chuẩn bị quan trọng
- Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người sáng lập Ðảng Cộng sản Việt Nam
- Thông qua nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước khóa XIII
TAG:
-
Kết quả nhiệm kỳ khóa XII tạo động lực đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới
Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, với bầu không khí phấn khởi, tin tưởng, sáng...XEM THÊM -
Bế mạc Hội nghị Trung ương 15
Sáng 17/1, sau một ngày rưỡi làm việc, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã hoàn thành toàn bộ nộ...XEM THÊM -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư Lào Thongloun Sisoulith
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã thành công tốt đẹp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nư...XEM THÊM -
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 15
Kinhtedothi - Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị lần thứ 15...XEM THÊM -
Hội nghị Trung ương 15 giới thiệu nhân sự “đặc biệt” tham gia khóa XIII của Đảng
Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 15, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Hội nghị lần này có...XEM THÊM -
Lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ: Cẩn trọng, tránh sai sót
Kinhtedothi - “Có thể lúc đại hội, chúng ta lựa chọn đúng người, nhưng sau đó mới nảy sinh những sai phạm, tiêu cực. ...XEM THÊM
-
Phóng viên tác nghiệp tại Đại hội XIII sẽ thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2
Kinhtedothi - Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các phóng viên tác nghiệp tại Đại hội XIII của Đảng cũng như các đại biểu tham dự Đại hội, Ban Tuyên giáo Trung ương vừa gửi văn bản đến các cơ quan b...16-01-2021 12:10
-
Hình ảnh khai mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Sáng 16/1, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII khai mạc trọng thể tại Trụ sở Trung ương Đảng ở Thủ đô Hà Nội.16-01-2021 10:49
-
[Infographic] Những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Sáng 16/1, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bàn và quyết định những ph...16-01-2021 10:39
-
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Sáng 16/1, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.16-01-2021 10:31
-
Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam "mạnh, độc lập, thịnh vượng"
Ngày 15/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien.16-01-2021 08:26
- Bài học đắt giá về tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm
- Du lịch hậu Covid-19: Liên minh để phục hồi và phát triển
- Khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo trong khu vực kinh tế tư nhân
- Bảo đảm vệ sinh môi trường phục vụ Đại hội Đảng: Huy động tối đa nhân lực, phương tiện
- Đề xuất tăng số lượng xe taxi: Không thể vội vàng
- Hội nghị thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư khóa XII: Bước chuẩn bị quan trọng
- Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người sáng lập Ðảng Cộng sản Việt Nam
- Thời tiết hôm nay 18/1: Hà Nội duy trì rét đậm 8 độ C, trời không mưa
- Hà Nội: Tạm giữ nam thanh niên chở 36kg pháo nổ mang bán cho khách trong đêm