Xu hướng chuyển dịch kênh đầu tư sang bất động sản ngày càng tăng
-
Giải pháp “hạ sốt” cho thị trường bất động sản
- Hậu Covid-19: Thị trường bất động sản Việt Nam đi về đâu?
- Không cần quá lo ngại về chuyện tăng giá bất động sản
Rút lãi chứng khoán để ''lướt sóng'' BĐS sẽ mang đến nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. |
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Chí Thanh cho biết, từ đầu năm đến nay thị trường BĐS có nhiều biến động về giá bán, xuất phát từ một số nguyên nhân: Khung giá đất được chính quyền các địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng từ 15 - 20%. Số lượng dự án mới được phê duyệt giảm sút mạnh, chỉ bằng 1/10 so với những năm trước, việc phê duyệt đầu tư các dự án BĐS, tạo nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Trong khi đó, nhu cầu ở vẫn rất mạnh trên toàn thị trường, vì vậy, nguồn cung trên thị trường không được cải thiện, vẫn thiếu, đặc biệt là các dự án nhà ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và dự án đất nền.
“Nhu cầu đầu tư, gửi tiền vào đất tăng mạnh, đột biến do đầu tư các ngành kinh tế khác không hiệu quả bởi dịch bệnh. Lãi xuất ngân hàng giảm sâu cộng vớiviệc đầu tư ngắn hạn thời gian vừa qua vào chứng khoán và vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và găm giữ bằng đất. Như vậy, có thể nói, cầu đầu tư tăng trong khi lượng hàng khan hiếm khiến giá đất tăng tăng mạnh. Đồng thời, xuất hiện nhiều hiện tượng đầu tư bất chấp quy định pháp luật” - ông Nguyễn Chí Thanh cho hay.
Rủi ro cho nhà đầu tư
Các chuyên gia cho rằng, việc tăng giá đất một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây sẽ mang đến nhiều hệ lụy đên sự phát triển chung, như: hút nguồn lực đầu tư vào BĐS sẽ làm giảm nguồn lực đầu tư của các ngành nghề khác; tài nguyên đất đai bị xâm phạm, gây lãng phí và xuất hiện tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai. Đặc biệt, vẫn đề này sẽ làm tăng chi phí phát triển nhà ở, càng khó hơn cho việc thực thi các chính sách để phát trển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của Chính phủ.
Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam David Jackson cho biết, việc gia tăng giá đất không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư. Xét cụ thể đối với những nhà đầu tư mới về chứng khoán, thời gian qua nhiều nhà đầu tư đã rút lãi để đổ vào BĐS, sẽ phải trả kỳ thanh toán đầu tiên và cố gắng tìm cách bán BĐS để tránh việc phải tiếp tục trả các kỳ thanh toán tiếp sau.
“Nếu nhà đầu tư không có nguồn lực tài chính vững chắc và trong trường hợp BĐS không thanh khoản được sẽ mang đến nhiều rủi ro cho nhà đầu tư” - ông David Jackson phân tích.
-
Bình Phước: Giá đất tăng đến 20 lần, UBND xã phải thông báo cảnh giác
Kinhtedothi - Trước tình trạng sang nhượng đất trên địa bàn với số lượng lớn, hiện tượng tách thửa, phân nền phức tạp...XEM THÊM -
Bộ Xây dựng yêu cầu doanh nghiệp bất động sản thực hiện nghiêm túc trình tự thủ tục của dự án
Kinhtedothi - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, trong quý I/2021, lượng giao dịch bất động sản (BĐS) c...XEM THÊM -
Hà Nội: Giá đất ven đô bị đẩy lên 50 - 60% so với cuối năm 2020, có khu vực tăng tới 100%
Kinhtedothi - Số liệu tổng hợp từ Hội môi giới BĐS Việt Nam, quý I/2021, Hà Nội có 10 dự án được cấp sản phẩm đủ điều...XEM THÊM
- "Ba Vì - khám phá và trải nghiệm mới" sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho du khách
- Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được lĩnh lương hưu
- Hôm nay, Hà Nội chuyển lạnh, cảnh báo mưa lũ, sạt lở đất tại Bắc Bộ
- Xe điện có thực sự bảo vệ môi trường?
- Khánh Hoà, Kiên Giang, Đà Nẵng thêm 8 bệnh nhân nhập cảnh mắc mới Covid-19
- Hà Nội: Ngập nặng trên Đại lộ Thăng Long, ô tô nổi ''bồng bềnh''
- Xung quanh thông tin nhập khẩu vaccine Covid-19 Moderna: Bộ Y tế nói gì?
- Giỗ Tổ Hùng Vương: Nhiều hoạt động văn hóa tưởng nhớ công ơn Vua Hùng
- Thị trường bất động sản phía Nam: Nguồn cung giảm mạnh, giá bán tăng