Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xử trí ngộ độc thức ăn trong mùa hè

Kinhtedothi - Gần đây, ngộ độc thức ăn có xu hướng phổ biến, số vụ ngộ độc thức ăn phải vào viện tăng lên. Mùa Hè đến, do ảnh hưởng của khí hậu, ngộ độc thức ăn và các bệnh đường tiêu hóa sẽ tăng lên. Do đó cần nắm được cách xử trí ngộ độc thức ăn.
Ngộ độc thức ăn có thể do các nguyên nhân sau:

Do vi khuẩn và độc tố vi khuẩn có trong thức ăn thường gây tiêu chảy cấp, đau bụng, sốt, phân lỏng (thường do thức ăn ôi thiu, đun chưa chín, rửa chưa sạch thức ăn, tay nhiễm vi khuẩn...).

Do nhiễm hóa chất trừ sâu, diệt muỗi, diệt côn trùng, diệt nấm, cỏ...tồn đọng trong thức ăn rau, quả, cà chua, nguy hiểm nhất là hóa chất diệt chuột gây co giật.

Do thức ăn có độc như: nấm độc, cá nóc, thịt cóc, mật cá trắm, măng tươi, vỏ sắn...

Do thức ăn có hóa chất bảo quản: hàn the, foc-môn, kháng sinh, phẩm màu, phẩm thơm...
 
Các dấu hiệu và triệu chứng do ngộ thức ăn:

Thường từ 30 phút đến 3, 4 giờ sau khi ăn, bệnh nhân xuất hiện đau bụng êm ẩm hay từng cơn, nôn và có thể tiếp tục nôn sau khi đã hết thức ăn trong dạ dày, đi ngoài, đi lỏng hay có máu, vã mồ hôi, mệt, nếu ăn cá nóc thì thấy tê miệng, lưỡi, môi, bàn tay, bàn chân và sau đó nặng lên vì liệt cơ. Nếu ăn thức ăn có lẫn hóa chất diệt chuột, diệt muỗi có thể xuất hiện co giật và dẫn đến nặng, có thể tử vong. Ngộ độc thức ăn có nôn, đau bụng, tiêu chảy, và sốt thường là do vi khuẩn, nguy hiểm là vi khuẩn tả.

Các dấu hiệu nặng có thể nguy kịch gây tử vong ở bệnh nhân ngộ độc thức ăn:

Bệnh nhân có một trong những dấu hiệu sau:

- Nôn hơn 10 lần/ ngày, đi ngoài hơn 10 lần/ ngày.

- Co giật toàn thân, cơn kéo dài trên 1 giây và xuất hiện co giật trong khoảng 5 phút/ cơn.

- Tê môi, lưỡi, bàn tay, bàn chân.

- Mệt lả, chân tay lạnh, vã mồ hôi.

Sơ cứu và cấp cứu một bệnh nhân ngộ độc thức ăn:

Cần xác định tác nhân gây ngộ độc bằng cách: Giữ lại thức ăn nghi ngờ; Giữ lại chất nôn, phân; Gửi đi làm xét nghiệm độc chất.

Nếu biết chắc chắn thức ăn là độc hại: Cần móc họng, gây nôn ngay nếu bệnh nhân còn tỉnh táo và không co giật, sẽ không được gây nôn nếu bệnh nhân hôn mê, li bì hay có co giật.

Uống ngay 30 - 50g than hoạt (1g/ kg cân nặng) hòa với 250ml nước + đường (trẻ 1 - 12 tuổi: 15 - 20g pha với 200ml nước uống).

Sau đó dùng nhuận tràng bằng sorbitol 30g (1g/ kg cân nặng) không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì gây rối loạn nước điện giải nhiều).

Gọi điện cho bác sỹ để được tư vấn hay đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu co giật:

Để bệnh nhân nằm nghiêng đầu thấp, để thức ăn được tống ra ngoài không sặc.

Tiêm bắp hay tĩnh mạch Seduxen 10mg, có thể nhắc lại sau 5 phút, nếu không thực hiện được phải mời bác sĩ đến nhà hoặc đưa tới cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt để có thuốc điều trị co giật và đảm bảo không khí.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tê mồm, lưỡi, bàn tay, chân sau ăn cá nóc: Uống than hoạt và sorbitol nhuận tràng liều ở trên.

Nếu bệnh nhân nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng có sốt:

Cho uống 2 viên Biseptol hay 1 viên Cipro 500mg/ ngày.

Uống Oresol: 1 gói/ lít nước.

Có thể trì hoãn việc đưa đến bệnh viện và hỏi ý kiến bác sĩ để tiếp tục điều trị.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ