Xung đột Iran - Ả Rập Saudi sẽ khiến giá dầu leo dốc lên 300 USD/thùng

Nguyễn Thu (Theo RT)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo nhận định của các chuyên gia, một cuộc xung đột vũ trang giữa Iran và Ả Rập Saudi sẽ tác động lớn đối với thị trường dầu toàn cầu và nền kinh tế thế giới. Nếu điều này xảy ra, giá dầu sẽ "phi mã" đến 500%.

Cuộc xung đột vũ trang giữa RiyadhTehran có thể có ảnh hưởng lớn lên thị trường dầu mỏ và kinh tế thế giới.
Kênh RT (Nga) đã trao đổi với giới chuyên gia về việc một cuộc chiến giữa hai cường quốc Trung Đông sẽ tác động thế nào đối với giá dầu thô thể giới. 
Giá dầu có thể lên 300 USD/thùng nếu Iran xung đột Ả Rập Saudi.
Chuyên gia Mikhail Mashchenko tại eToro nói rằng: “Giá dầu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột. Chúng ta hãy nhớ đến vùng Kurdistan của Iraq, nơi xuất khẩu khoảng 550.000 thùng dầu/ngày thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta đã thấy giá dầu đã  tăng vọt lên 150-200 USD/thùng trong ngày đầu tiên của cuộc chiến. Nếu Ả Rập Saudi và Iran tấn công các cơ sở dầu của nhau, giá năng lượng có thể leo lên 300 USD”.
Trong khi đó, nhà phân tích thị trường Ivan Karyakin của Global FX nhấn mạnh khu vực có thể xảy ra xung đột cung cấp 1/3 lượng dầu toàn cầu. Ả Rập Saudi, Iran, Iraq, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, Oman và Qatar sản xuất khoảng 28 triệu thùng dầu/ngày, gần bằng 30% sản lượng dầu thế giới. Vì vậy, giá "vàng đen" có thể tăng vọt ngay lên mức 150-180 USD/thùng trong trường hợp chiến tranh.
“Thời điểm tiếp theo sẽ phụ thuộc vào thời gian xung đột. Thị trường thế giới sẽ duy trì trong thời gian từ 2-3 ngày xung đột. Nếu cuộc xung đột kéo dài một tuần, giá dầu sẽ tăng đến 200 USD/thùng hoặc cao hơn và điều này sẽ để lại hậu quả lâu dài vì các kho dự trữ sẽ cạn dẫn”, ông Karyakin nói.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng rất khó xảy ra cuộc chiến giữa RiyadhTehran vì nó không có lợi cho Nga và Trung Quốc.
Chuyên gia Karyakin nhấn mạnh: “Nga là đối tác của nhiều nước đang có xung đột ở Trung Đông. Nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới Trung Quốc, nước chịu nguy cơ cao nhất trong trường hợp xung đột xảy ra, sẽ sử dụng tất cả ảnh hưởng của họ lên Iran và Mỹ để ngăn ngừa cuộc xung đột”.
Chuyên gia Ivan Kapustiansky tại Forex Optimum cho rằng, một cuộc chiến ở Trung Đông sẽ gây bất lợi đối với các nhà nhập khẩu dầu. “Trong hoàn cảnh chiến tranh, các thị trường có thể đánh mất 20% nguồn cung thế giới. Trước hết, các nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới đồng thời cũng giữ vai trò đầu tàu chính của nền kinh tế thế giới, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Eurozone, sẽ bị tác động mạnh bởi giá dầu tăng", ông nói. 
Giá dầu tăng mạnh có thể đe dọa sự ổn định của kinh tế thế giới, kéo theo lạm phát tăng. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vẫn tương đối thấp, lạm phát tăng vọt sẽ khiến phần lớn dân số thế giới rơi vào cảnh đói nghèo. Các nhà nhập khẩu, xuất khẩu dầu sẽ bị buộc phải cắt giảm giá để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Theo ông Mashchenko, chiến tranh là điều bất lợi đối với cả Ả Rập Saudi lẫn Iran. “Ả Rập Saudi hiện bị thâm hụt ngân sách tương đương 10% tổng sản lượng quốc nội (GDP). Còn Iran thì mới bắt đầu tăng cường xuất khẩu dầu sau khi được dỡ bỏ cấm vận”, ông  Mashchenko cho biết.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần