Ý nghĩa chiến thắng của Thủ tướng Hà Lan trong cuộc tổng tuyển cử

Tú Anh (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiến thắng của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutter giúp giới chức châu Âu "thở phào", trong bối cảnh làn sóng dân túy trỗi dậy mạnh mẽ ở Lục Địa Già.

 
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, và đảng tự do VVD đã đánh bại ứng viên đảng cánh tả với tư tưởng chống người Hồi giáo (PVV), Geert Wilders trong cuộc bầu cử hôm 15/3.
Với hơn 54% phiếu bầu thống kê sơ bộ, đảng VVD của ông Rutter đã giành được 32 ghế trong quốc hội 150 ghế, dẫn đầu trong danh sách đảng. Đảng PVV đối lập với tư tưởng bài ngoại, chống người Hồi giáo về nhì cùng 2 đảng khác.
 Thủ tướng Hà Lan Mark Rutter
Hàng triệu người Hà Lan đã tới các điểm bỏ phiếu, giúp ông Rutter với tư tưởng ủng hộ châu Âu chiến thắng đối thủ - nghị sỹ Geert Wilders có quan điểm bài ngoại, chống EU.
Ba đảng khác bao gồm – đảng trung hữu CDA, đảng tự do toàn diện D66 và đảng PVV dự kiến sẽ giành được thêm từ 4-7 ghế mỗi đảng, tổng cộng là 19 ghế.
Đảng cánh tả GreenLeft dù không chiến thắng, vẫn giành được số ghế lớn hơn dự kiến ở 16. Trong khi đó, đảng Lao động (PvdA) đang thuộc liên minh của đảng VVD chỉ giành được 9 ghế, mức thấp kỷ lục. Những kết quả sơ bộ này có thể khiến ông Rutter phải xem xét liên minh với 4 đảng nữa để giành đa số 76 ghế Quốc hội. Vấn đề này sẽ được quyết định trong vài tháng, nhiều nhất là 200 ngày. Các cuộc đàm phán liên minh đảng sẽ bắt đầu hôm nay (16/3), dù quy trình chính thức là từ ngày 23/3, khi quốc hội mới họp mặt lần đầu.
Phát biểu trong đêm tranh cử, ông Ruttter khẳng định: “Thông điệp của tôi với Hà Lan là chúng ta sẽ duy trì con đường, đảm bảo an ninh quốc gia, ổng định và thịnh vượng”.
Với vai trò một trong 3 sự kiện bầu cử then chốt của châu Âu trong năm nay, và lại diễn ra đầu tiên, chiến thắng của ông Rutter trong cuộc bầu cử Hà Lan đã góp phần xoa dịu sự lo ngại của chính quyền EU trong bối cảnh làn sóng dân túy trỗi dậy mạnh mẽ ở châu Âu.
Theo ông Rutter, các quốc gia châu Âu khác kỳ vọng Hà Lan sẽ không theo dấu những "chủ nghĩa dân túy sai lầm", nhất là sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử. Tại Pháp, ứng viên đảng Mặt trận Quốc gia (FN) Marine Le Pen với tư tưởng bài ngoại dự kiến sẽ tham gia vòng bầu cử thứ hai.
Tỷ lệ người dân Hà Lan đi bầu cử năm nay ở 82%, mức cao nhất trong 30 năm, với 25% cử tri ở Amsterdam đi bỏ phiếu tính đến nửa ngày, gần gấp đôi con số trong sự kiện tương tự năm 2012. Ông Rutte được coi là đã giành điểm nhờ cách ứng xử điềm đạm trong cuộc tranh cãi ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua. Amsterdam đã từ chối 2 bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tới vận động cộng đồng kiều dân tại nước này tham gia cuộc trưng cầu dân ý gia tăng quyền lực cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sắp tới.
Ông Erdogan đã nổi giận trước quyết định của Hà Lan, ngừng quan hệ ngoại giao với nước này, đe dọa áp đặt trừng phạt thương mại cùng nhiều động thái kích động khác.
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần