Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

10 điểm đến di sản thế giới 2016 thu hút du khách

Bùi Minh (theo NatGeo)
Chia sẻ Zalo

Năm 2016, UNESCO công nhận 21 khu di sản thế giới. Trong đó, có 10 điểm đến đã và đang thu hút đông đảo du khách.

 Di sản thế giới khu khảo cổ Philippi ở phía bắc Hy Lạp, nơi thánh tông đồ Phaolô đã sáng lập Nhà thờ Kitô giáo đầu tiên trên lục địa châu Âu vào năm 49-50. Đây cũng là địa điểm định cư cổ nhất vào thời đồ đá tại Đông Macedonia và Thrace (một vùng hành chính của Hy Lạp). (Nguồn: NatGeo)

 Di sản thế giới mũi MistakenCanada nằm ở phía đông nam đảo Newfoundland. Vách đá kỳ vĩ này hình thành từ hơn 500 triệu năm trước, chứa bộ sưu tập hóa thạch lớn cổ nhất thế giới. (Nguồn: NatGeo)
 Rừng nguyên sinh Thần Nông Giá ở Hồ Bắc, Trung Quốc được coi là "kho báu" của động thực vật hoang dã, nổi tiếng về tính đa dạng thực vật phong phú. (Nguồn: NatGeo)
 Xưởng tàu hải quân Antigua và các khu khảo cổ liên quan, Antigua và Barbuda. Hải quân Anh đã sử dụng nơi này để bảo vệ các chủ đồn điền trồng mía trong giai đoạn các quốc gia châu Âu đang giành quyền kiểm soát vùng Đông Caribbe. (Nguồn: NatGeo) 
 Khu mộ đá Antequera, Tây Ban Nha gây ấn tượng với những tảng đá cỡ lớn có niên đại thời kỳ đồ đá mới. Đây là một trong những công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với khảo cổ học châu Âu. (Nguồn: NatGeo)
 Cá đuối khổng lồ ở quần đảo RevillagigedoMexico. Là một phần của dãy núi chìm dưới biển, quần đảo Revillagigedo có 4 hòn đảo nhỏ là Clarión, Roca Partida, Socorro và San Benedicto. Quần đảo là nơi sinh sống của nhiều loài chim biển và động vật hoang dã. (Nguồn: NatGeo)

 Quần thể Nalanda Mahavihara (Ấn Độ): Nalanda từng là một trường đại học vô cùng rộng lớn 800 năm trước, nơi truyền dạy những kiến thức về tôn giáo và học thuật. Ngày nay, địa danh này trở thành nơi lý tưởng cho các nhà khảo cổ với những tàn tích như các bảo tháp, đền thờ và tác phẩm nghệ thuật. (Nguồn: NatGeo)
 Hang động Gorham - Gibraltar (Anh). Nơi đây từng là nơi sinh sống của bộ lạc người Neanderthal, với nhiều bằng chứng in trên vách đá, thông quá các công cụ săn bắn và đồ trang sức thô sơ. (Nguồn: NatGeo)
 Khu cảnh quan văn hóa nghệ thuật trên đá ở Châu Giang Hoa Sơn, Trung Quốc. Có niên đại từ thế kỷ 5 trước Công nguyên tới thế kỷ 2 sau Công nguyên. 38 khu nghệ thuật trên đá thể hiện sinh động cuộc sống và nghi lễ của người Louyue ở tây nam Trung Quốc. (Nguồn: NatGeo)