Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

2/3 tổng số chủ hộ đồng ý mới được phá chung cư cũ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đối với chung cư cũ chưa hết niên hạn sử dụng cũng như chưa xuống cấp đến mức nguy hiểm thì việc cải tạo phá dỡ phải được 2/3 tổng số chủ hộ đồng ý.

KTĐT - Đối với chung cư cũ chưa hết niên hạn sử dụng cũng như chưa xuống cấp đến mức nguy hiểm thì việc cải tạo phá dỡ phải được 2/3 tổng số chủ hộ đồng ý.

Theo Dự thảo nghị định cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhà tập thể và khu dân cư cũ, đối với chung cư cũ chưa hết niên hạn sử dụng hoặc chưa xuống cấp đến mức nguy hiểm và nhà tập thể, khu dân cư cũ cần cải tạo, xây dựng lại thì chủ đầu tư được thỏa thuận với các chủ hộ để bồi thường, làm dự án. Việc phá dỡ nhà ở chỉ được thực hiện khi có 2/3 tổng số chủ hộ đồng ý.

Dự thảo quy định, trong trường hợp tái định cư tại chỗ cũ, các hộ dân sẽ được bồi thường bằng căn hộ có diện tích bằng 1,3 lần nhà cũ bị phá dỡ. Tái định cư ở nơi khác thì diện tích căn hộ được bố trí phải bằng 1,5 lần nơi ở cũ. Phần diện tích chênh lệch giữa nơi ở cũ và mới sẽ được trả bằng tiền theo giá thị trường.

Người dân tái định cư được miễn lệ phí trước bạ khi cấp giấy chủ quyền nhà đất. Với các chung cũ đã xuống cấp, nguy hiểm nếu chưa tìm được chủ đầu tư thì UBND tỉnh thành phải khẩn cấp di dời dân và bồi thường, sau đó tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án.

Theo thống kê, Thành phố Hà Nội có 23 khu chung cư cũ, xuống cấp và nhiều nhà chung cư biệt lập cần được xây dựng lại. Thành phố đã chỉ đạo thí điểm giao cho một số nhà đầu tư tổ chức điều tra xã hội học, lập quy hoạch cải tạo lại một số khu chung cư cũ như khu tập thể Giảng Võ, Thành Công, Vĩnh Hồ, Nghĩa Tân, Nguyễn Công Trứ, Thanh Xuân, Thượng Đình...