Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

5.828ha đất trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo thống kê của Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ TN&MT), tính đến hết tháng 11, Tổng cục đã tiếp nhận 117 công văn, tờ trình của các tỉnh, TP xin chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện 7.847 dự án, công trình, với diện tích 58.134 ha.

Trong đó, đề nghị chuyển mục đích 26.608 ha đất trồng lúa, 5.323 ha đất rừng phòng hộ, 862 ha đất rừng đặc dụng. Tổng cục đã rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ NN&PTNT về 5.106 dự án, công trình có sử dụng 14.971 ha đất trồng lúa, 6.246 ha đất rừng phòng hộ, 344 ha đất rừng đặc dụng. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các địa phương được thực hiện chuyển mục đích 5.828 ha đất trồng lúa, 2.131 ha đất rừng phòng hộ, 3 ha đất rừng đặc dụng.
Thái San
Đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lò nung vôi thủ công

Bộ Xây dựng đang hoàn thiện Quy hoạch phát triển sản xuất vôi công nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, quy hoạch chia khu vực sản xuất vôi thành 6 vùng kinh tế, trong đó tập trung vào các tỉnh Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Kiên Giang... Mục tiêu đến năm 2015, tổng công suất sản xuất vôi toàn quốc đạt 1,536 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục đầu tư các cơ sở sản xuất vôi công nghiệp bằng lò đứng để thay thế các lò thủ công tại các vùng trọng điểm, đạt tổng công suất 4,210 triệu tấn/năm. Đến năm 2025, năng lực sản xuất vôi trên cả nước lên 9 triệu tấn và 9,5 triệu tấn vào năm 2030. Bên cạnh đó, quy hoạch cũng giảm dần số lượng lò, sản lượng vôi nung thủ công với mục tiêu năm 2025 cả nước hoàn toàn xóa bỏ lò nung vôi thủ công. Hiện tổng tài nguyên đá vôi đã được khảo sát là  633 mỏ, với trữ lượng khoảng 55 tỷ tấn.
Ngọc Anh