PGS.TS Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT khẳng định như trên tại Hội thảo khoa học Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ngày 26/12.
Theo PGS Phạm Văn Sơn, so với các nước khác trong khu vực, tỷ lệ người lao động có học vấn trình độ ĐH trở lên còn thấp. Sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH có kiến thức kỹ năng không kém một số nước trong khu vực nhưng lại thua về kỹ năng nghề nghiệp. Thực tế này dẫn đến không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, buộc đơn vị tuyển dụng phải đào tạo lại từ 3 đến 6 tháng. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến các nhà tuyển dụng khó tuyển được lao động có trình độ cao tại Việt Nam.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
|
Trước thực tế này, theo PGS.TS Phạm Văn Sơn, Bộ GD&ĐT đề xuất 7 giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Giải pháp đầu tiên cũng là giải pháp tối quan trọng, PGS Văn Sơn đề nghị nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng của lao động Việt Nam. Muốn vậy phải xác định rõ mục tiêu đào tạo đối với từng cấp học, bậc học trên cơ sở đó phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo nhu cầu nhân lực của xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai.
Tiếp đến là ban hành chế độ chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động tham gia bồi dưỡng và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề. Xây dựng và vận hành cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cụ thể hóa và đẩy mạnh thực hiện chiến lược Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 bằng việc điều tra, khảo sát nhân lực hiện đang làm việc và nhu cầu nhân lực trong các năm tới để của các ngành, vùng miền để có định hướng phân bổ hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, đất nước trong các giai đoạn. Đặc biệt, coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài.
Xây dựng “xã hội học tập” là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho ngươi lao động được bồi dưỡng thường xuyên. Thông qua các hình thức đào tạo không chính quy cũng giúp người lao động được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và kỹ thuật công nghệ mới ở các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước.
Và hai giải pháp cuối cùng được PGS Phạm Văn Sơn đưa ra là: Cải thiện và tăng cường thông tin về xu hướng nghề nghiệp, thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp, các ngành kinh tế-xã hội trong nước và trên thế giới. Đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực chất lượng cao.
Kết quả khảo sát “Sự thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” do Viện Khoa học lao động và xã hội phối hợp với Tập đoàn Manpower tiến hành mới đây tại 6.000 doanh nghiệp thuộc 9 lĩnh vực kinh tế tại 9 tỉnh, TP của Việt Nam cho thấy: cCất lượng nhân lực Việt Nam thấp, chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB, trong khi Hàn Quốc là 6,91, Ấn Độ 5,76, Malaysia 5,59, Thái Lan 4,94. |