Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ai có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tiền đái tháo đường hoặc kháng insulin là tình trạng cơ thể sản xuất insulin nhưng không dùng hết.

KTĐT - Tiền đái tháo đường hoặc kháng insulin là tình trạng cơ thể sản xuất insulin nhưng không dùng hết.

Tỉ lệ người kháng insulin, tiền đái tháo đường, trên toàn thế giới đang gia tăng đáng báo động. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta nhận thức được rằng tình trạng này và những ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, ước tính hiện có khoảng 344.000.000 người bị tiền đái tháo đường và có thể tăng lên đến 472.000.000 vào năm 2030.

 

Thật không may là đa số người dân không nghĩ rằng họ bị tiền đái tháo đường vì bệnh phát triển âm thầm và hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo.

 

Các biểu hiện của đái tháo đường tuýp 2 như thường xuyên đi tiểu, khát nước, thèm ăn, giảm cân, mờ mắt và mệt mỏi không phải lúc nào cũng rõ ràng đối với những người bị tiền đái tháo đường.

 

Vậy tiền đái tháo đường chính xác là gì?

 

Tiền đái tháo đường hoặc kháng insulin là tình trạng cơ thể sản xuất insulin nhưng không dùng hết.

 

Insulin là một hooc-môn do tuyến tụy sản xuất, giúp cơ thể chuyển hóa đường glucose thành năng lượng. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể.

 

Hệ thống tiêu hóa của cơ thể sẽ chuyển hóa thực phầm thành glucose. Glucose này sẽ vào máu đến các các tế bào khắp cơ thể. Glucose trong máu được gọi là đường huyết. Khi đường huyết sau bữa ăn tăng lên, tuyến tụy sẽ giải phóng insulin để giúp các tế bào trong cơ thể nhận và sử dụng glucose.

 

Khi cơ thể kháng insulin, các tế bào ở cơ bắp, mỡ và gan sẽ không “hợp tác” với insulin. Vì vậy, cơ thể sẽ cần nhiều insulin hơn để giúp glucose đi vào các tế bào, Tuyến tụy sẽ phải cố gắng đáp ứng nhu cầu này bằng cách sản xuất nhiều hơn.

 

Cuối cùng, tuyến tụy không đáp ứng kịp nhu cầu của cơ thể về insulin. Glucose dư thừa tích tụ trong máu, thiết lập giai đoạn đầu cho bệnh đái tháo đường. Nhiều người có sức đề kháng insulin với cả mức độ glucose và insulin cao trong máu ở cùng 1 thời điểm.

 

Nguyên nhân gây tiền đái tháo đường hoặc kháng insulin?

 

Các nhà khoa học đã xác định được gen gây kháng insulin và bệnh đái tháo đường.

 

Thừa cân và thiếu vận động cũng góp phần gây kháng insulin.

 

Nhiều người bị kháng insulin và đường huyết cao còn bị thêm các bệnh khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 và gây ra các bệnh tim mạch.

 

Ai có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường?

 

Hiệp hội Đái tháo đường Nam Phi khuyến nghị nên xét nghiệm tiền đái tháo đường ở người trường thành nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

 

- Những người sống trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

 

- Những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ hoặc sinh bé nặng hơn 4kg.

 

- Những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang.

 

- Những người thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là ở vòng 2.

 

- Những người có cholesterol cao, chất béo trung tính cao, tỷ lệ thấp HDL / LDL.

 

- Những người không hoạt động.

 

- Người già - khả năng sử dụng insulin kém đi khi chúng ta có tuổi.

 

Làm thế nào là chẩn đoán tiền đái tháo đường?

 

Việc đầu tiên là kiểm tra đường huyết lúc đói và test khả năng dung nạp glucose qua đường miệng.

 

Mức đường huyết đo được trong các xét nghiệm này sẽ chỉ cho thấy khả năng chuyển hóa của cơ thể có bình thường không hoặc liệu bạn có nguy cơ bị đái tháo đường hay tiền đái tháo đường hay không.

 

Một người bị tiền đái tháo đường sẽ có mức đường huyết lúc đói từ 110-125mg/dl.

 

Còn sau khi uống thức uống ngọt sau 2 tiếng, nếu mức đường huyết 140-199mg/dl thì là biểu hiện của tiền đái tháo đường.

 

Có thể chữa bệnh tiền đái tháo đường?

 

Các hoạt động thể chất và giảm cân có thể giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với insulin. Bằng cách giảm cân, chọn lựao thực phẩm thông mình, giảm căng thẳng và vận động nhiều, những người kháng insulin hay tiền tiểu đường có thể tránh bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn.

 

Hoạt động thể chất cũng giúp các tế bào cơ sử dụng năng lượng đường trong máu bằng cách làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin.