[Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm

Ngọc Tú - Lại Tấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cách trung tâm Thủ đô không xa, làng Cự Đà (xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn nét cổ kính của làng quê Việt Nam, từ phong cách kiến trúc đến nếp sinh hoạt.

  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 1  Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, Cự Đà được biết đến là ngôi làng cổ ven sông, chứa đựng những nét văn hóa, kiến trúc độc đáo.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 2  Trải dài hơn 800 mét dọc dòng sông Nhuệ, các công trình quan trọng của làng như đình, chùa, trụ sở hương thôn đều hướng ra bờ sông. Trước kia, ở cuối thế kỷ XIX, Cự Đà có vị trí giao thương thuận lợi, thuyền bè qua lại tấp nập.  Làng Cự Đà trở thành nơi buôn bán lớn, người dân trong làng có nghề ổn định. Bắt đầu xây dựng Cự Đà, tạo ra những nét kiến trúc kết hợp độc đáo vẫn còn giữ đến ngày này.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 3  Nét cổ kính nơi đây là những ngôi nhà 3 gian, 5 gian thuần Việt và một số nhà 2 tầng mang phong cách kiến trúc Pháp được xây dựng cách đây hàng trăm năm hòa lẫn trong không gian bình yên, vẻ đẹp bình dị, mộc mạc; với những cây cổ thụ, mái đình, chùa, cổng làng.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 4  Đặc biệt, Cự Đà còn lưu giữ được những con ngõ có cổng riêng theo kiến trúc cổ. Dọc 12 xóm của thôn đều có cổng vòm, mái cong. 2 bên đầu có cặp câu đối chữ Hán.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 5  Làng Cự Đà có 3 cổng cái, cũng là 3 cổng chính và các cổng ngõ phụ dẫn ra cánh đồng và vào các ngõ nhỏ. Chính những cổng làng này đã tạo nên vẻ đẹp riêng, cổ kính, trầm mặc của Cự Đà.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 6  Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Đinh Công Minh – người dân thôn Cự Đà cho biết, theo truyền thuyết và ông cha kể lại, làng cổ Cự Đà chính thức hình thành cách đây khoảng gần 1.000 năm. Lúc bấy giờ ở đây gọi là làng Ngô Khê vì dải đất này trước mặt có sông Nhuệ nhưng ngày xưa chỉ là một khe nước. Khe nước chảy qua đây có nhiều cây ngô nên người ta gọi khu vực này là Ngô Khê và người dân ở đây cũng mang danh đó.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 7  "Cũng có truyền thuyết kể rằng có thầy địa lý, xem mô đất này giống hình con rồng, do kiêng chữ rồng nên lấy tên là Cự Đà – một loài linh thiên cùng họ với rồng. Họ gọi láy đi để không phạm thượng. Từ đó đến nay khoảng 500 năm, làng lấy tên là Cự Đà” - ông Minh nói.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 8  Dấu ấn đậm nét nhất của làng cổ Cự Đà đến tận bây giờ làng những ngôi nhà cổ đậm bản sắc văn hóa của nền văn minh lúa nước.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 9  Các ngôi nhà này chứa đầy kiến thức văn hóa dân gian như: Loại 3 gian theo lối nội tự, ngoại khách hoặc 3 gian 2 dĩ, 5 gian 2 dĩ theo lối tiền kẻ, hậu bảy, bát trụ. Các ngôi nhà cổ ở đây đều được quy hoạch tương đối giống nhau. Cổng có mái che dẫn vào sân, nhà chính quay lưng ra đường, nhà phụ đối diện nhà chính qua mảnh sân hẹp. Nhà chính gồm 5 gian, dài 12 mét, rộng 7 mét.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 10  Trải qua bao thăng trầm lịch sử, có những giá trị văn hóa vẫn luôn được lưu giữ, bồi đắp qua thời gian như một mạch ngầm xuyên suốt, bền bỉ. Những con người của dòng học Đinh, Trịnh, Vũ… tại Cự Đà và nhiều thế hệ sinh sống tại quê hương hay đi làm ăn, lập nghiệp nơi xa vẫn luôn tự hào và đau đáu trăn trở một điều, làm sao để gìn giữ, phát huy mãi những tinh hoa, báu vật cha ông họ để lại.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 11  Cũng giống như bao ngôi làng ở vùng Đồng bằng Bắc bộ, Cự Đà vẫn còn đó những ngôi nhà 3 gian, 5 gian với chất liệu gỗ quý, kết hợp với lớp rêu phong gợi nét đặc trưng của ngôi nhà ở làng quê Việt Nam.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 12  
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 13  
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 14  Nằm trên con ngõ gạch nhỏ hình xương cá, một ngôi nhà 5 gian hiện ra, khiêm nhường, tĩnh lặng. Ngôi nhà ấy hầu như còn nguyên vẹn, chỉ có 2 đầu trái được tu sửa lại đôi chút do thời gian tàn phá.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 15  Những bức tường gạch, mái ngói cổ, nếp sân cũ, các chi tiết trên cột nhà, câu đối, bài vị vẫn hằn rõ dẫu tích năm tháng, thời gian như đọng lại nơi này. Ngôi nhà ấy của ông ông Trịnh Thế Sủng đã chuyền lại 5 đời.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 16  Nhà tôi xây từ 1874, trải qua 5 đời. Cột bằng gõ xoan, cửa bức bàn từ thời đó nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình chưa có điều kiện xửa. Và, tôi thích để thế này để có màu thời gian” - ông Trịnh Thế Sủng chia sẻ.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 17  Được biết, nhà ông Sủng đang ở còn được gọi là nhà Đại Khoa. Nhà Đại Khoa được xây dựng bằng gỗ xoan theo kiểu kiến trúc bức bàn gồm: 7 tiền, 7 hậu và được kết cấu theo kiểu nhà trên – nhà dưới; nhà ngang – nhà trái khít theo từng chiếc cột, xà ngang. Mỗi bức vách gỗ đều được trạm trổ rất cầu kỳ và tinh xảo. Nối các sân nhà là mảnh sân lát gạch Bát Tràng.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 18  "Nơi gọi là nhà bếp trước đây là nhà trái, các cụ làm nông nên sử dụng để cất cái cày, bừa, cuốc, xẻng, cối. Bây giờ, chúng tôi mới sử dụng làm bếp đun. Ngày xưa, nền nhà cũng không cao như bây giờ, nó sâu xuống. Nhưng, tôi nâng lên để hợp với những đổi thay bây giờ” - ông Sủng chia sẻ thêm.
  • [Ảnh] Làng Cự Đà - Nơi cất giữ dấu tích ngàn năm - Ảnh 19  Cũng giống như bao ngôi làng ở vùng Đồng bằng Bắc bộ, Cự Đà vẫn còn đó những ngôi nhà 3 gian, 5 gian với chất liệu gỗ quý, kết hợp với lớp rêu phong gợi nét đặc trưng của ngôi nhà ở làng quê Việt Nam.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần