Kinhtedothi - Sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, đa số cử tri Anh đã chọn phương án rời khỏi EU, kéo theo việc từ chức đột ngột của Thủ tướng David Cameron, người chủ trương phản đối Brexit. Cựu thị trưởng London là người chủ trương ủng hộ Anh rời EU (Brexit). Ông cũng từng thuộc danh sách ứng viên cho vị trí Thủ tướng Anh. Người kế nhiệm ông Cameron, bà Theresa May vừa bổ nhiệm ông làm ngoại trưởng mới của Anh. Đây là bước đi gây sốc bởi chính trị gia 52 tuổi này chưa từng nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong chính phủ Anh.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault nói người đồng cấp Anh là "kẻ dối trá". |
Trước việc này, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault không đề cập trực tiếp, mà ngụ ý rằng một người dối trá trong chiến dịch vận động Anh rời EU sẽ không thể trở thành một chính trị gia đáng tin cậy. “Tôi không lo lắng cho Boris Johnson, nhưng… trong suốt chiến dịch tranh cử ông ta đã nói dối người dân Anh quá nhiều. Điều tôi cần là một người công minh, đáng tin và có uy tín để đàm phán cùng”, ông Ayrault nói. Trước đó, tân Ngoại trưởng Anh Boris Johnson chia sẻ với báo giới, ông nhận được một “bức thư” từ người đồng cấp Pháp bày tỏ sự kỳ vọng được hợp tác cũng như làm sâu sắc thêm mối quan hệ Anh – Pháp.
Ông Johnson từng bị cáo buộc, nhũng loạn tư tưởng các cử tri khi khẳng định, Anh phải trả 468 triệu USD/tuần cho EU liên quan tới chi phí Y tế Quốc gia. Số liệu này không hề có trong kế hoạch ngân sách của London hay chi tiêu của EU cho các dự án ở Anh. Các lãnh đạo EU bao gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu Donald Tusk đã so sánh luận điệu của ông Johnson trong chiến dịch vận động Brexit giống Hitler hay Napoleon. Cựu ngoại trưởng London cũng từng buông lời đả kích một loạt nguyên thủ thế giới như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Thủ tướng Đức Angela Merkel và cả hai ứng viên cho vị trí chủ nhân Nhà Trắng.