Cụ thể, xét tới các giải pháp hòa bình cho những tranh chấp hàng hải khu vực, trong dự thảo "Triển vọng Cộng đồng ASEAN 2025" - kế hoạch 10 năm Cộng đồng các thành viên ASEAN được xây dựng trong năm đã viết rõ “sẽ tăng cường an ninh và hợp tác hàng hải cũng như ổn định trong khu vực, thông qua ASEAN và cơ chế do ASEAN đứng đầu, tuân thủ luật pháp và công ước hàng hải quốc tế”.
Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn gia tăng hoạt động xây dựng trái phép tại khu vực Biển Đông.
|
Theo dự thảo, ASEAN đã đưa ra tiến trình mới cho hoạt động hợp tác trong 10 năm tới nhằm đưa khu vực này trở thành động lực chính cho quá trình kiến thiết toàn cầu cũng như có kết nối sâu sắc hơn về kinh tế, xã hội. Kế hoạch trên sẽ được biểu quyết thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) vào tháng 11 tới.
Cũng trong tuyên bố, lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN thừa nhận “những thay đổi địa chính trị nhanh chóng trên toàn cầu gần đây tiếp tục đưa đến cơ hội và thách thức, thúc giục ASEAN phải phản ứng linh hoạt nhằm duy trì vị trí và vai trò là một trong những động lực chính vào thiết kiến khu vực.”
Theo Kyodo, trọng tâm ASEAN đã đối diện nhiều áp lực thách thức gần đây, điển hình là những tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.
Lãnh đạo hai nền kinh tế lớn Mỹ và Trung Quốc cùng với các quốc gia khác như Australia, Ấn Độ, New Zealand và Nga sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á bên lề Hội nghị thượng định ASEAN vào tháng 11 tới.