Ba quốc gia châu Âu nhen nhóm ý định dỡ bỏ phong toả, có quá mạo hiểm?

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đan Mạch, Séc và Áo đang có ý định khởi động lại cuộc sống bình thường cho người dân giữa lúc dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn.

Ngay cả khi virus corona tiếp tục hoành hành trên khắp châu Âu, một số quốc gia trong khu vực đang xem xét nới lỏng các hạn chế về giãn cách xã hội để bình thường hóa môi trường sống và khởi động lại nền kinh tế. Đây có phải quyết định mạo hiểm?

Giới chuyên gia đã khuyến cáo việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách, phong tỏa quá sớm, hoặc quá nhanh, mặt khác có nguy cơ gia tăng số ca nhiễm và làm trầm trọng lên tình hình bệnh dịch trong khu vực. 

Nguy hiểm như “đi trên dây

Áo có kế hoạch giảm bớt các lệnh phong tỏa trong tuần này. Nếu quyết định này được thông qua, đây sẽ là quốc gia đầu tiên của Lục Địa Già mở lại các cửa hàng, trung tâm. Trong khi đó, Đan Mạch tuyên bố sẽ mở trường học và trung tâm chăm sóc ban ngày vào ngày 15/4, chấm dứt thời gian phong tỏa kéo dài ba tuần. Vào ngày 9/4, Séc đã dỡ bỏ một số biện pháp giãn cách xã hội và lên kế hoạch cho phép công dân rời đi và người nước ngoài vào kể từ ngày 14/4.

 Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đeo khẩu trang trong một cuộc họp ở Vienna

Đầu tuần này, Italia và Tây Ban Nha, hai quốc gia chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nặng nề nhất của Châu Âu, cũng đang xem xét nới lỏng phong tỏa, nhưng sau đó chỉ vài ngày đã phải gia hạn thêm thời hạn phong tỏa.

“Mỗi quốc gia đều đang cố gắng tìm ra giao điểm ngọt ngào đó, nơi mà họ cho rằng có thể cân bằng mọi thứ”, Arjen Boin, chuyên gia quản lý khủng hoảng tại Đại học Leiden ở Hà Lan khẳng định.

Trong thời gian tới, đây sẽ là một trong những thách thức lớn nhất mà các nước phải đối mặt, đó là băn khoăn giữa giải quyết đại dịch triệt để hay phải chứng kiến nền kinh tế ngày càng chết dần”, Boin cho biết.  

Theo Washington Post, Áo cũng dự kiến ​​sẽ mở lại trường học vào giữa tháng 5 và nối lại các sự kiện công chúng vào tháng 7 tới.

Ở Đan Mạch, chính phủ cũng có kế hoạch tái khởi động xã hội tương tự. “Việc này khó như đi bộ trên dây”,  Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thừa nhận trong cuộc họp báo ngày 6/4. “Nếu chúng ta đứng yên, chúng ta sẽ ngã. Nhưng nếu chúng ta đi quá nhanh, có thể bị chệch hướng. Nhưng hiện chưa rõ khi nào lúc nào sẽ là nền tảng chắc chắn để làm việc này”, ông nói.

Các trường học và trung tâm giữ trẻ tại Đan Mạch sẽ mở cửa lại vào ngày 15/4, mặc dù tờ New York Times lưu ý rằng, đó là trong trường hợp số ca nhiễm không tăng quá cao.

Chính phủ Séc đã đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm đi lại, đồng thời cho phép các cửa hàng vật liệu xây dựng mở, cũng cho phép các nhóm hoạt động ngoài trời như chạy và đạp xe tiếp tục.

 Người dân ở Séc xếp hàng chờ vào một cửa hàng mới mở lại.

Đối với nhiều người, điều này có vẻ như là một bước ngoặt - nhưng chưa rõ diễn biến này hoàn toàn là tin tốt. Chuyên gia McKee tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London khẳng định vẫn còn quá sớm để các nước này bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế về khoảng cách xã hội. “Điều đó thật điên rồ. Cả ba quốc gia này đều là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Âu áp dụng các biện pháp phong tỏa chặt chẽ, do đó việc họ là những nơi tiên phong dỡ bỏ hạn chế cũng có lý. Nhưng hiện vẫn còn quá sớm”.  

Chuyên gia McKee đưa ra một bộ tiêu chí khi một quốc gia nên xem xét nới lỏng các hạn chế. Đầu tiên, đường cong tử vong phải đi xuống. Thứ hai, tốc độ truyền bệnh của nó phải là từ R1  trở xuống, nghĩa là, trung bình, một người bệnh chỉ có tỉ lệ lây virus Covid-19 cho một người khác. Thứ ba, chính phủ phải có nhiều dữ liệu chính xác, đặc biệt là số ca nhiễm và số lượng người mà họ đã tiếp xúc. Không rõ rằng các nước châu Âu trên đã đáp ứng đủ các tiêu chí đó hay chưa.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy Áo có nhiều người nhiễm bệnh hơn số liệu chính thức của chính phủ cho thấy. Tỷ lệ lây nhiễm chính thức tại Cộng hòa Séc đang chững lại, nhưng vẫn chưa rõ căn bệnh này lan rộng như thế nào ở nước này. Và tại Đan Mạch, mặc dù số liệu thống kê có khả quan hơn, nhưng phần lớn dân chúng vẫn lo lắng rằng còn quá sớm để gửi con tới trường.

Vì lý do chính tr

Vậy tại sao phải mạo hiểm? Phần lớn nguy nhân là nhằm ngăn nền kinh tế sụp đổ. Nhưng một lý do chính khác, các chuyên gia lưu ý, là mối quan tâm chính trị.

Olga Löblová, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Cambridge tại Prague, đã giải thích lý do tại sao chính phủ Cộng hòa Séc tuyên bố chấm dứt hạn chế đi lại. “Chính phủ bắt đầu có chiến lược giảm thiểu phong tỏa hoặc ít nhất là một kế hoạch nào đó để xoa người dân rằng việc này sẽ không kéo dài”, bà Olga nói, đồng thời cho biết thêm: “Họ cũng muốn xoa dịu phe đối lập”.

Điều tương tự cũng đúng ở hai quốc gia còn lại.

Tại Đan Mạch, Thủ tướng Frederiksen đã thừa nhận tuần trước rằng, “chiến lược chúng ta theo đuổi là một lựa chọn chính trị”.  Tại Áo, Thủ tướng Sebastian Kurz đã lấy lại vị trí lãnh đạo sau vụ bê bối hạ bệ chính phủ vào năm ngoái, giới chuyên gia cho rằng ông nhạy cảm trước sự tín nhiệm của người dân.

Ngay cả ở các quốc gia đang tiếp tục phong tỏa, có những dấu hiệu cho thấy mục đích chính trị có thể ảnh hưởng tới quyết định đó.

Tại Tây Ban Nha, Thủ tướng Pedro Sánchez với quyền lực suy yếu sau khi thành lập một chính phủ thiểu số vào tháng 1, cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đối với công việc không quan trọng sau lễ Phục sinh - một quyết định mà giới quan sát tin rằng được thúc đẩy bởi vị trí chính trị bấp bênh của vị chính trị gia này.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần