Kinh tế tăng trưởng ấn tượng
Vùng núi Tản những ngày đầu năm mới rộn ràng lời ca tiếng hát của người dân với mùa vụ bội thu sau một năm lao động vất vả. Những nương chè trên địa bàn các xã Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài, Minh Quang xanh mướt búp non như vẫy gọi xuân về. Từng đàn bò sữa ở các xã Vân Hòa, Tản Lĩnh và Yên Bài béo tròn nhởn nhơ nhai cỏ như một bức tranh đổi mới của làng quê. Ông Nguyễn Văn Trường - Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng, Cụm trưởng Cụm thi đua số 1 Ba Vì phấn khởi cho biết, các xã trong cụm chủ yếu là vùng núi, có xã trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Dao nhưng đời sống được cải thiện rõ rệt. Đó là nhờ các mô hình sản xuất mới, có hiệu quả cao được đưa về ngày một nhiều. Ông Trường khoe, ngay như xã Khánh Thượng, xã xa nhất của huyện cũng đã trở thành mảnh đất níu chân con cá tầm, cho thu nhập tới 70 triệu đồng/bể chỉ chừng 40m2.
vào cuộc của người dân, hết năm 2014 toàn huyện đã dồn điền đổi thửa được khoảng 5.300ha, vượt chỉ tiêu kế hoạch TP giao. Sau dồn điền đổi thửa, mỗi hộ gia đình còn lại từ 1 - 2 thửa ruộng, những cánh đồng mẫu lớn, các vùng sản xuất tập trung đã dần hình thành, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đó là vùng sản xuất lúa hàng hóa 500ha tại các xã Cổ Đô, Tản Hồng, Đồng Thái, Vật Lại, Đông Quang; 90ha lúa giống tại Đồng Thái, Tiên Phong, Vật Lại; 260ha rau an toàn tại Minh Châu, Chu Minh, Tây Đằng, Cổ Đô... Điều vui mừng là qua đó, Nhân dân phấn khởi, tích cực tham gia sản xuất, không để ruộng bỏ hoang, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp lên 120 triệu đồng/ha/năm.
Nhắc đến Ba Vì, người ta không thể không nhớ tới những sản vật của vùng đồi gò phía Tây Thủ đô đã trở thành thương hiệu như chè Ba Trại, sữa Ba Vì, khoai lang Đồng Thái. Tới nay, toàn huyện có khoảng 1.830ha chè, tăng 20ha so với năm 2013 với sản lượng đạt 15.550 tấn búp tươi mỗi năm. Đàn bò sữa đạt 8.800 con, tăng 22% so với cùng kỳ và đàn bò BBB chất lượng cao đạt 4.200 con. Niềm vui đến với cán bộ và Nhân dân Ba Vì ngay trước thềm năm mới Ất Mùi là 3 xã Cổ Đô, Thuần Mỹ và Tản Hồng đã được Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình 02 TP kiểm tra, chấm điểm đạt chuẩn nông thôn mới với số điểm từ 96 điểm trở lên. Kết quả này là món quà xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của địa phương.
Có thể nói, là huyện thuần nông nên trong năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Ba Vì đã rất quan tâm chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, từ chuyện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền và sự đồng lòng
Năm 2015, huyện Ba Vì đặt ra mục tiêu tổng giá trị sản xuất đạt 19.815 tỷ đồng; tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất đạt 12%; thu nhập bình quân đạt 35 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 116,672 tỷ đồng và thu ngân sách huyện đạt 136,872 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 5,02%; số lao động được tạo việc làm mới 3.000; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 16,6%, có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới... |
Sẽ là thiếu sót nếu như nói về Ba Vì mà không nhắc tới thế mạnh về du lịch, một ngành công nghiệp không khói đầy tiềm năng ở mảnh đất này. Với những khu du lịch nổi tiếng như Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Đầm Long... Ba Vì là nơi níu chân gần 2,4 triệu lượt khách ghé thăm trong năm 2014, tăng 3,4% so với năm trước. Doanh thu từ du lịch đạt 270 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ nhờ những đổi mới đáng kể trong hoạt động và dịch vụ. Bổ sung vào tổng thể bức tranh ấn tượng đó là giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN của huyện đạt 2.020 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Trong năm, Ba Vì cũng có thêm hai làng nghề truyền thống được công nhận là làng thuốc Nam Yên Sơn, xã Ba Vì và làng nghề chế biến chè Đá Chông, xã Minh Quang.
An sinh xã hội được đảm bảo
Không chỉ phát triển kinh tế, Ba Vì còn đặc biệt quan tâm đến công tác chăm lo đời sống cho người dân, nhất là công tác xóa đói giảm nghèo. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện rà soát, hỗ trợ kịp thời các đối tượng là hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống. Huyện cũng giao chỉ tiêu giảm nghèo đến từng xã, thị trấn và yêu cầu các phòng, ban ngành theo chức năng của mình chủ động phối hợp. Nhờ đó, năm qua, toàn huyện Ba Vì đã triển khai cho vay vốn mới 6.127 đối tượng vay với số tiền trên 90 tỷ đồng. Phòng LĐTB&XH huyện đã cấp thẻ BHYT miễn phí cho 36.315 người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân khu vực 135. Từ nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả như vậy, năm 2014 toàn huyện đã giảm 1.668 hộ nghèo, đạt 113% kế hoạch năm. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 6,02%, giảm 1,76% so với năm 2013.
Cùng với xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Vì còn đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội và Nghị quyết 02 của Huyện ủy Ba Vì về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, lễ hội. Nhờ đổi mới trong cách làm, công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 83,7%, có 3 làng và 6 đơn vị đạt danh hiệu văn hóa năm 2014. Công tác quản lý tu bổ di tích cũng được quan tâm, phong trào thể dục thể thao từ huyện đến cơ sở tiếp tục được duy trì, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân có sự chuyển biến tích cực, không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Trong năm 2014, huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về y tế, chủ động phòng, chống dịch bệnh như cúm A/H1N1, H5N1, bệnh dại, tiêu chảy cấp, tay chân miệng. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới đạt 90%.
Đặc biệt, theo ông Lê Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, hòa chung vào không khí thi đua của toàn TP, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014” góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân. Qua đó, trật tự mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường được đảm bảo, hệ thống chiếu sáng công cộng trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và các khu thị trấn, thị tứ cũng được tăng cường mang lại vẻ đẹp cho đường phố. Bên cạnh đó, Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tây Đằng và Quy hoạch hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2013 - 2020 đã được phê duyệt và công bố công khai. Ngoài ra, Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì và Quy hoạch đô thị Tản Viên Sơn hiện đang xin thỏa thuận của Bộ Xây dựng trước khi TP phê duyệt. Đây là những tín hiệu vui và trở thành động lực tạo đà cho huyện phát triển mạnh mẽ trong năm 2015.