Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bác kháng cáo của các bị cáo vụ tham nhũng tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội

Bài, ảnh: Thiên Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 22/12, phiên tòa phúc thẩm đại án tham nhũng tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội gây thiệt hại gần 2.500 tỷ đồng bước sang ngày làm việc thứ 5.

Tại phiên xử này, đại diện Viện kiểm sát đã đưa ra quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án với từng bị cáo.

Các bị cáo “đồng loạt” xin giảm nhẹ hình phạt

Theo đó, bị cáo Hoàng Tuấn Khanh – nguyên công chức hải quan Hà Tây (cũ) kháng cáo từ 30 tháng tù giam sang khiển trách. Bị cáo Đỗ Thị Liên Hương xin chuyển từ 30 tháng tù giam sang án treo với lý do đã nhận thức được sai sót và đang nuôi hai con nhỏ. Còn bị cáo Nguyễn Thị Thúy Hằng chuyển từ kháng cao kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt. Căn cứ mà bị cáo nêu ra là đã nhận thức được việc chưa kiên quyết bắt DN đi nộp thuế nên dẫn tới sự việc và bản thân bị cáo cũng không tư lợi.
  Bị cáo Phạm Thanh Tân - nguyên Tổng Giám đốc Agribank
Tiếp đó, bị cáo Trương Thị Út – nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt với lý do hoàn cảnh của gia đình khó khăn khi chồng đang bị bệnh hiểm nghèo và đang chạy thận. Bản thân bị cáo và con gái cũng có bệnh. Bị cáo Út bị cấp sơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù và phải bồi hoàn hơn 10 tỷ đồng.

Tương tự, bị cáo Đặng Quang Chung – nguyên Phó trưởng phòng phụ trách phòng tín dụng, Nguyễn Thị Nguyệt Thanh – nguyên Trưởng phòng thanh toán quốc tế, Nguyễn Hữu Thanh – nguyên Phó trưởng phòng thanh toán quốc tế và Chử Thị Kim Hiền – nguyên Phó Giám đốc của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội; bị cáo Kiều Trọng Tuyến – nguyên Phó Tổng Giám đốc và Phạm Thanh Tân – nguyên Tổng Giám đốc Agribank đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Đối với bị cáo đầu vụ Phạm Thị Bích Lương – nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội kháng cáo liên quan đến trách nhiệm hình sự. Bị cáo Lương cho rằng mình không phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng mà chỉ là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo này cũng đề nghị xem xét trách nhiệm dân sự. Theo lý giải của Lương, bị cáo không chiếm đoạt tài sản và khách hàng là người phải có trách nhiệm bồi hoàn tài sản chiếm đoạt. Tương tự, bị cáo Hoàng Thị Thu Hiền - nguyên Trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội cho rằng, mình chỉ thiếu trách nhiệm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, bị cáo này xin miễn trách nhiệm hình sự.

Tại tòa, Luật sư Giang Hồng Thanh bào chữa cho Đỗ Tiến Long – nguyên cán bộ Phòng tín dụng Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội nêu kháng cáo của bị cáo này. Bị cáo Long hiện đang điều trị tại Bệnh viện K và có đơn xin xét xử vắng mặt. Theo luật sư Thanh, bị cáo Long xin giảm nhẹ hình phạt và giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường dân sự. Bởi, bị cáo Long cho rằng, mình bị tuyên phạt mức án quá cao và có kiến nghị xin xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự vì đang mắc bệnh hiểm nghèo.

Riêng bị cáo Phan Quý Dương – nguyên chuyên viên Ban tín dụng doanh nghiệp xin thay đổi kháng cáo và chuyển từ kêu oan sang giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Dương bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 5 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bác kháng cáo

Tại phiên tòa này, đại diện VKS đã đưa ra quan điểm về giải quyết vụ án và đề nghị mức án với từng bị cáo. Theo đại diện VKS, kháng cáo của các bị cáo hợp lệ. Xét kháng cáo về trách nhiệm hình sự, căn cứ vào hồ sơ vụ án và lời khai tại phiên tòa, VKS cho biết, các bị cáo sai sót trong nghiệp vụ, lợi dụng chức vụ và thiếu trách nhiệm đã gây thiệt hại cho Agribank gần 2.500 tỷ đồng.

Cụ thể, ở tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, bị cáo Lương đã trực tiếp điều hành và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Lương đã chỉ đạo thẩm định và nâng quyền phán quyết cho vay 150 triệu USD. Các lần giải ngân đã bỏ qua các quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐQT Agribank. Lương không quản lý được tài sản bảo đảm của các nguồn vốn vay. Các hành vi của bị cáo là vi phạm quy định về cho vay và dẫn đến thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng cho Agribank. Bởi vậy, kháng cáo của bị cáo không có cơ sở chấp nhận.

Với bị cáo Kim Hiền, cũng vi phạm quy định về cho vay dẫn đến hậu quả các khoản vay hơn 2.000 tỷ đồng của Agribank tại Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam không thể thu hồi được. VKS cho rằng, mức án 20 năm tù với tội danh này của Hiền là phù hợp.

Đối với các bị cáo Út, Chung và Long, VKS đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm. Trước đó, các bị cáo này bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án từ 7 - 16 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Riêng bị cáo Thanh và Nguyệt Thanh, VKS cho rằng có thể xem xét giảm một phần hình phạt.

Đối với hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, bị cáo Lương và Kim Hiền kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. VKS cho rằng, việc làm của các bị cáo là trái công vụ với sự giúp sức của Lê Minh Hiếu và gây thiệt hại của ngân hàng khoảng 420 tỷ đồng. Tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt Lương và Kim Hiền mỗi bị cáo 15 năm tù là không nặng. Vì vậy, VKS đề nghị không giảm án. Với bị cáo Tân có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, VKS cho rằng không có cơ sở nên đề nghị bác kháng cáo.

Về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, ở tội danh này, bị cáo Tân cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, quan điểm của VKS là kháng cáo của bị cáo không có cơ sở nên bác kháng cáo. Trước đó, bị cáo Tân bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 9 năm tù. Tương tự, đại diện VKS cũng bác kháng cáo với các bị cáo Tuấn, Tuyến, Vinh, Dương và Thu Hiền.

Với nhóm bị cáo nguyên là công chức và cán bộ ngành hải quan gồm: Hương, Thúy Hằng, Yên và Khanh, VKS đề nghị bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. VKS cho rằng, mức hình phạt 30 tháng tù đối với các bị cáo là không nặng. Về kháng cáo phần dân sự của một số bị cáo trong vụ án này, VKS cho rằng là không có căn cứ.

Về kháng cáo phần dân sự của Agribank, quan điểm của VKS chấp nhận một phần kháng cáo về yêu cầu Lê Minh Hiếu phải chịu trách nhiệm trong vấn đề bồi thường dân sự và hưởng lợi bất chính; nguyên vật liệu cơ quan điều tra trả lại cho Công ty Dệt 19/5 là có cơ sở. Số tiền 80 triệu USD ở ngân hàng nước ngoài chưa có cơ sở để xác định bị phong tỏa nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của Agribank đòi lại số tiền này…